Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng: Trường ĐH và thí sinh cùng có lợi

Tạp Chí Giáo Dục

Đi din nhiu trưng ĐH cho rng vic B GD-ĐT lùi thi gian điu chnh nguyn vng đã to thun li cho các trưng trong tuyn sinh. Không ch thng nht, đng b trong các ch tiêu ca tng ngành mà còn h tr nhà trưng “chn” đưc nhng thí sinh có cht lưng, phù hp.


Theo các chuyên gia tuy
n sinh, thí sinh cn biết lưng sc mình đ s dng hiu qu các phương thc xét tuyn. Trong nh: ThS. Phùng Quán (Trưng phòng Thông tin – Truyn thông Trưng ĐH Khoa hc T nhiên, ĐHQG TP.HCM) đang tư vn ngành ngh đào to cho hc sinh lp 12

Về phía thí sinh, các chuyên gia giáo dục khuyên, các em cần phải tận dụng khoảng thời gian kéo dài này để cân nhắc, xem xét, đánh giá lại những phương thức tuyển sinh của các trường ĐH, mức chỉ tiêu của từng phương thức để điều chỉnh nguyện vọng hiệu quả. Đặc biệt là cân nhắc sử dụng các phương thức xét tuyển khác nếu thấy phù hợp để đảm bảo mức độ an toàn.

Không nh hưng đến công tác tuyn sinh ca các trưng

Đánh giá về quyết định lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng cho thí sinh thi đợt 1 để “đợi” thí sinh thi tốt nghiệp đợt 2, ThS. Phùng Quán (Trưởng phòng Thông tin – Truyền thông Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TP.HCM) khẳng định, nhìn một cách tổng thể thì việc điều chỉnh thời gian này không ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các trường ĐH. Thậm chí, đối với các trường ĐH thành viên của ĐHQG TP.HCM, việc lùi thời gian thay đổi nguyện vọng lại tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong công tác tuyển sinh. “Do kỳ thi đánh giá năng lực cũng bị dời và mới được tổ chức ngày 30-8 vừa qua. Cho nên khi Bộ GD-ĐT dời lịch thay đổi nguyện vọng của thí sinh, song song đó là dời thời gian tuyển sinh của các trường ĐH thì lại giúp các trường trong hệ thống ĐHQG TP.HCM thuận lợi cho việc xét tuyển và cập nhật danh sách lên cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD-ĐT”, ThS. Phùng Quán cho biết.

Đến thời điểm này, Trường ĐH Việt Đức đã gần như kết thúc công tác tuyển sinh năm 2020, chỉ còn chờ thí sinh điều chỉnh nguyện vọng để thực hiện nốt việc tuyển sinh bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Theo ThS. Phạm Thị Xuân Hiền (Phó phòng Tuyển sinh Trường ĐH Việt Đức), số chỉ tiêu của nhà trường dành cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ chiếm 15% – một con số nhỏ. Vì vậy, dù Bộ GD-ĐT lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến công tác tuyển sinh của trường. “Năm nay, nhà trường tuyển sinh thông qua 3 phương thức, trong đó chủ yếu là xét tuyển bằng kỳ thi riêng testas của trường được tổ chức vào hai ngày 18 và 19-7 vừa qua; 15% xét tuyển bằng học bạ cũng đã kết thúc vào ngày 19-7. 15% còn lại là xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Do năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT được chia làm 2 đợt nên việc điều chỉnh thời gian thay đổi nguyện vọng là điều cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh, vì thế nhà trường luôn trong tâm thế chủ động trong xây dựng kế hoạch tuyển sinh để không rơi vào thế bị động”, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền cho biết.

Trong khi đó, thời điểm này Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vẫn đang tiếp tục thực hiện chiến dịch “Trà sữa tư vấn cùng thầy Hiệu trưởng” ở nhiều tỉnh/thành. Theo đó, thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào trường sẽ được “vừa uống trà sữa, cà phê miễn phí, vừa nghe tư vấn về cách chọn ngành học phù hợp với điểm thi, cách sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên để tăng cơ hội trúng tuyển”. Mới đây, nhà trường đã công bố điểm sàn xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và kỳ thi môn năng khiếu của trường. TS. Trần Thanh Thưởng (Trưởng phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho hay, việc nhà trường công bố sớm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trong xét tuyển sinh và việc kéo lùi thời gian thí sinh thay đổi nguyện vọng sẽ vừa có lợi cho nhà trường, vừa có lợi cho thí sinh. “Hầu hết các trường đến thời điểm này đều đã công bố mức điểm trúng tuyển ở các phương thức như xét học bạ, xét tuyển ưu tiên hay kỳ thi riêng. Một số trường thậm chí đã hoàn tất công tác tuyển sinh ở nhiều phương thức. Với phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT, đa phần các trường sử dụng số % chỉ tiêu không cao, do đó lùi thời gian thay đổi nguyện vọng không chỉ tạo ra sự đồng bộ trong việc phân bố chỉ tiêu ở các ngành mà còn hỗ trợ nhà trường có thêm nhiều thời gian để thực hiện tốt hơn trong công tác xét tuyển ở phương thức này”, TS. Trần Thanh Thưởng nhìn nhận.

Thí sinh không nên “st rut”

Bộ GD-ĐT quyết định lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng và xét tuyển ở cả 2 đợt thi vào làm 1, song vẫn giữ nguyên quy trình tổ chức điều chỉnh nguyện vọng và tổ chức xét tuyển như năm 2019 sẽ tạo được tính ổn định, khách quan, công bằng cho thí sinh; đồng thời cũng giảm tải áp lực cho các trường ĐH trong khâu tuyển sinh. So với dự kiến ban đầu, thời gian thí sinh điều chỉnh nguyện vọng sẽ chậm hơn 6 ngày. Thời gian thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng sẽ thực hiện sau khi các sở GD-ĐT công bố tỷ lệ tốt nghiệp sơ bộ cho thí sinh thi đợt 2. Trong đó, thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến từ ngày 19 đến 25-9; thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp bằng phiếu từ ngày 19 đến 27-9.

Đại diện một trường ĐH ngoài công lập nhận định, khi Bộ GD-ĐT lùi thời gian điều chỉnh nguyện vọng không hề “làm khó” nhà trường trong tuyển sinh mà ngược lại, công tác tuyển sinh “dễ thở hơn”. “Nhiều thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đợt 1 không cao, các em thường sẽ không đợi đến thời gian điều chỉnh nguyện vọng bằng điểm thi để thay đổi nguyện vọng mà có xu hướng thực hiện xét tuyển bằng các phương thức khác, nhất là xét học bạ. Như vậy, các trường ĐH ngoài công lập với việc đa dạng hóa các ngành đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, điểm xét tuyển thoáng hơn thì sẽ thu hút nhiều thí sinh đăng ký nhập học”, vị đại diện này phân tích.

“Thí sinh có rt nhiu cơ hi la chn đ bưc vào cánh cng trưng ĐH. Vy nhưng, bưc vào cánh cng trưng ĐH nào cho phù hp thì thí sinh phi cân nhc k. Đ làm đưc điu này, thí sinh cn phi s dng mt cách hiu qu các phương thc tuyn sinh”, ThS. Phm Th Xuân Hin (Phó phòng Tuyn sinh Trưng ĐH Vit Đc) khuyên.

ThS. Phạm Thị Xuân Hiền cũng nhìn nhận, việc kéo dài thời gian điều chỉnh nguyện vọng sẽ tạo ra tính công bằng, đồng bộ trong tuyển sinh ở tất cả các ngành của các trường ĐH, song thời gian kéo dài có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh khi phải đợi chờ. Tuy nhiên, nếu thí sinh nào biết tận dụng thời gian dài này thì sẽ phát huy hiệu quả, còn nếu thí sinh nào “sốt ruột”, phân vân lo ngại về tính cạnh tranh thì có thể sẽ chọn sai trường, ngành học. “Thí sinh có rất nhiều cơ hội lựa chọn để bước vào cánh cổng trường ĐH. Vậy nhưng, bước vào cánh cổng trường ĐH nào cho phù hợp thì thí sinh phải cân nhắc kỹ. Để làm được điều này, thí sinh cần phải sử dụng một cách hiệu quả các phương thức tuyển sinh. Nếu ở phương thức xét tuyển bằng học bạ đúng ngành học và trường học mình yêu thích thì không nên chần chừ mà nên đăng ký học ngay. Còn đối với những thí sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn thì hãy tận dụng quãng thời gian dài trong điều chỉnh nguyện vọng để tìm hiểu kỹ hơn mức điểm sàn của các trường ĐH, có chiến lược điều chỉnh nguyện vọng chính xác, cẩn trọng hơn để tăng khả năng trúng tuyển, đừng vì sốt ruột mà nộp đại hồ sơ trúng tuyển học bạ vào trường mình không thực sự phù hợp”, ThS. Phạm Thị Xuân Hiền nhấn mạnh.

Chung quan điểm, ThS. Phùng Quán cho hay, mùa tuyển sinh năm nay phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT không phải là phương thức xét tuyển chính của các trường nên mức chỉ tiêu dành cho phương thức này không cao, trong khi đó điểm thi của thí sinh lại nhỉnh hơn, do đó tỷ lệ cạnh tranh trong phương thức xét điểm thi tốt nghiệp sẽ cao. “Hiện tại có một nghịch lý tại các trường ĐH là một số ngành có số lượng nguyện vọng đăng ký “khủng”, điểm chuẩn cực cao, vì thế thí sinh có điểm cao không trúng tuyển sẽ khá nhiều. Trong khi đó, ở một số ngành thì số lượng nguyện vọng đăng ký lại rất khiêm tốn, tuyển hết nguyện vọng mà vẫn còn thiếu chỉ tiêu. Vì vậy thí sinh cần phải tỉnh táo, tìm hiểu kỹ và phân tích thông tin. Nếu đã đậu bằng các phương thức khác trong ngành học mình yêu thích, môi trường học tập phù hợp thì thí sinh nên xác nhận nhập học, bởi càng chờ sẽ càng có khả năng không trúng tuyển bằng phương thức nào. Thí sinh cứ “đứng núi này trông núi nọ” thì không trúng tuyển, “trắng tay” là chuyện bình thường”, ThS. Phùng Quán cho biết.

Theo ThS. Phùng Quán, dù trúng tuyển bằng phương thức nào thì thí sinh cũng được học trong môi trường học tập như nhau, với mức học phí tương đương và đều có quyền lợi như nhau. “Dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào trường ĐH hay xét tuyển bằng điểm học bạ thì đều như nhau. Bởi sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sẽ không giúp thí sinh vào trường “oai hơn” so với sử dụng điểm học bạ. Thời gian này, thí sinh hãy cân nhắc, xem xét kỹ lại các phương thức xét tuyển của các trường ĐH mà mình muốn học; xem xét lại chỉ tiêu trong từng phương thức để có quyết định phù hợp cũng như lên được kế hoạch điều chỉnh nguyện vọng hợp lý, tăng tính cạnh tranh”, ThS. Phùng Quán phân tích.

Bài, ảnh: Yến Hoa

Bình luận (0)