Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Lương ngành hàng không cao gấp 10 lần ngành da giày

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

70% người lao động tại Việt Nam không có việc làm ổn định. Chính sách lương áp dụng cứng nhắc dẫn tới thực trạng lương bình quân tháng của ngành này gấp gần 10 lần ngành khác.

Đây là thực trạng mà Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đưa ra trong báo cáo vừa gửi Chính phủ về thực trạng cung – cầu lao động Việt Nam.
Theo báo cáo của Bộ này, hiện nay cả nước có hơn 4 triệu cơ sở kinh tế, thu hút gần 17 triệu lao động làm việc. Tuy nhiên, trong số này có tới 70% làm việc không ổn định (tự làm, làm việc trong gia đình, làm việc không hưởng lương, chủ yếu trong nông nghiệp) dễ bị tổn thương, rơi vào nghèo đói.
Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch lớn: Chỉ có 4 triệu người (9,1%) kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ còn 1,67 triệu người (3,7%), nhưng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì có tới 40 triệu người (87,2%).
Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp. Trong khi đó, khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần 19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp.
Luơng công nhân da giày đạt mức bình quân 1,3 triệu đồng/tháng. (Ảnh minh họa)
Về chính sách tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định việc áp dụng chính sách lương cứng nhắc đang gây ra bất cập trong xã hội. Thực trạng lương bình quân tháng của ngành này gấp gần 10 lần ngành khác đang diễn ra. Cụ thể, lương bình quân tháng của một số ngành cao như: vận tải hàng không 13 triệu đồng, dầu khí 12 triệu đồng; một số ngành ở mức khá như tài chính tín dụng 5,2 triệu đồng, sản xuất thiết bị văn phòng và máy tính 4,4 triệu đồng, khai thác than 3,7 triệu đồng, bưu chính viễn thông 3,6 triệu đồng, y tế 3,4 triệu đồng, sản xuất điện 3,3 triệu đồng.
Trong khi đó, một số ngành lương bình quân tháng rất thấp như: nuôi trồng thủy sản chỉ 1,1 triệu đồng, lâm nghiệp – da giày 1,3 triệu đồng, dệt may 1,4 triệu đồng. Cơ cấu lao động tại Việt Nam cũng đang mất cân đối nghiêm trọng, cả nước rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề, kỹ thuật, còn số lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng đến 82,6% so với các năm trước.
Cơ cấu đào tạo không phù hợp lâu nay cũng khiến nước ta rơi vào tình trạng thừa mà thiếu. Trong khi 20-25% sinh viên ngành Luật, Quản trị kinh doanh, nhóm khoa học xã hội và nhân văn chấp nhận làm công việc chỉ yêu cầu phổ thông như: tiếp thị, bán hàng, dịch vụ ăn uống; tình trạng thiếu  hụt lao động có tay nghề vẫn đang khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu tuyển dụng. Như Đồng Nai hàng năm thiếu khoảng 20.000 lao động, TPHCM từ đầu năm đến nay có hơn 23.000 người mất việc, nhưng nhu cầu tuyển dụng lên tới 61.000 người. Đây là hậu quả của lối đào tạo kiểu “hàn lâm” , không tính toán về nhu cầu lao động xã hội.
Để giải bài toán bất cập về cung – cầu lao động tại Việt Nam, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có vấn đề nâng cao thể lực người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động quốc tế. Trong nước cũng phải hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, dự báo xu hướng việc làm, nhu cầu của người sử dụng lao động.
Bộ cũng cho rằng cần tiếp tục cải cách chính sách tiền lương, tiền công theo định hướng thị trường, thực hiện chính sách tiền lương gắn với năng suất lao động, không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp.
Cùng với việc mở rộng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng cần có chính sách giảm dần quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng vốn và dưới 10 lao động) để nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng dần mức đầu tư trang  thiết bị và kiến thức cho người lao động. 
Thanh Trầm/Dan tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)