Hội nhậpGiáo dục phát triển

Luyện chữ đẹp Việt Linh: “Nét chữ – Nết người”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đến thăm Lớp luyện chữ đẹp Việt Linh tại số 679/6B đường Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Gò Vấp (số mới 2/8/4 đường Nguyễn Văn Công) do cô Bùi Thị Sử và cộng sự của cô trực tiếp giảng dạy. Nhìn cô đang say mê viết chữ mẫu trên bảng, bàn tay mềm mại lướt lên xuống tấm bảng như nhảy múa làm tôi muốn hoa cả mắt. Một loáng đã xong bài thơ mẫu. Nét chữ thật đều, thật đẹp như được in ra từ trong khuôn vậy. 
Sau hơn 30 năm đi dạy học, cô Sử đã từng là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi nhiều năm liền. Suốt những năm theo nghề giáo cô đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm về giảng dạy văn hóa cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh (HS). Cô cũng tâm đắc chuyện luyện nét chữ nết người, viết đúng, viết đẹp cho HS theo mẫu chữ chuẩn mà Bộ Giáo Dục và Đào tạo ban hành theo QĐ ngày 31/05/2012.
“Hàng năm, khi vào năm học mới, Cô Sử đều chứng kiến các em học sinh của lớp mình làm chủ nhiệm mắc rất nhiều lỗi cơ bản về chữ viết như: sai độ cao, độ rộng, cấu tạo nét… nên nhìn vào chữ viết trông rất xấu. Cô đã ân cần chỉnh sửa cho từng em từ cách cầm bút, tư thế ngồi viết… Tất cả đều được cô uốn nắn và chỉ dạy sau một thời gian thì chữ viết của các em đã được cải thiện rất rõ”, Cô chia sẻ.
Bên cạnh việc rèn luyện viết chữ đẹp đó Cô còn giúp các em ý thức trong việc giữ gìn sách vở và trân trọng những quyển tập, sách của mình. Đó cũng là mục đích cuối cùng của việc luyện chữ đẹp cho HS mà cô tâm đắc và muốn hướng đến cho HS của mình như Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Chữ viết cũng là một sự biểu hiện của nết người, dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và với những ai đọc bài, vở của mình…”.
Mỗi khi hè đến, cô lại mở lớp để luyện chữ viết cho các em. Cô chia sẻ thêm: “Trẻ em như tờ giấy trắng” nên nét chữ đầu đời hết sức quan trọng và nếu được hướng dẫn đúng phương pháp sẽ hướng tâm hồn trẻ thơ đến những điều tốt đẹp, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách sau này”.
Trần Kiệt

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)