Chứng khoán Mỹ và châu Âu chứng kiến phiên giảm điểm hôm 23-9 do mối lo ngại gia tăng về việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát sẽ kéo các nền kinh tế lớn vào suy thoái.
Theo Reuters, giá đồng euro giảm ngày thứ 4 liên tiếp, trượt 1,49% xuống mốc 0,9689 USD sau khi dữ liệu cho thấy nền kinh tế Đức suy giảm hơn trong tháng 9. Đồng yên Nhật giảm 0,68% xuống mốc 143,34 USD. Hôm 22-9, các nhà chức trách Nhật Bản đã can thiệp để hỗ trợ giá đồng tiền này lần đầu tiên kể từ năm 1998.
Trong khi đó, đồng bảng Anh giảm 3,49% xuống mốc 1,0864 USD. Đồng tiền này đã chịu áp lực trước thông báo cắt giảm thuế 11% kể từ đầu tháng 7.
Các nhà giao dịch làm việc tại Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) ở Manhattan. Ảnh: Reuters
Ông George Goncalves, người đứng đầu chiến lược vĩ mô của Mỹ tại MUFG, cho biết FED muốn thắt chặt các điều kiện tài chính và tăng lãi suất cao. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng lên 3,7% trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 5 năm đã tăng lên 3,91%.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng sự đảo ngược đáng kể khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn dài hạn là báo hiệu nguy cơ suy thoái kinh tế.
Sàn giao dịch chứng khoán ở Frankfurt – Đức ngày 22-9. Ảnh: Reuters
Chỉ số MSCI Châu Á-Thái Bình Dương (không tính Nhật Bản) giảm 2,07% xuống mức thấp nhất gần hai năm. Chỉ số STOXX 600 của châu Âu đóng cửa phiên giao dịch với mức giảm 2,34%, mức giảm hằng tuần lớn nhất trong 3 tháng.
Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Na Uy và các quốc gia khác cũng tăng lãi suất trong tuần này. Tuy nhiên, tín hiệu của FED cho thấy rằng họ sẽ tăng lãi suất cao tại Mỹ đến năm 2023, gây biến động trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
Trong khi đó, giá vàng đã rơi xuống mức thấp nhất trong 2 năm khi giảm 1,4% xuống ngưỡng 1.647 USD/ounce trong phiên giao dịch sáng 24-9 (giờ Việt Nam).
Theo Xuân Mai/NLĐO
Bình luận (0)