Các lớp tập huấn LLPB được mở thường xuyên nhưng vẫn chưa đáp ứng nổi nhu cầu phát triển của VHNT hiện nay.
|
Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên tâm sự: “Cho đến tận bây giờ, khi sách của tôi không còn trên thị trường thì tôi vẫn không biết rằng vì sao sách của tôi lại bị xem là khiêu dâm, đồi trụy. Thật ra, là một người sáng tác tôi tôn trọng mọi nhận định, dù có vài nhận định theo tôi vượt quá dụng ý của tôi trên trang viết, cũng như vượt quá tầm tác phẩm. Thế nhưng, khi những nhận định đó lại do cơ quan chức năng đưa ra để quyết định số phận của tác phẩm thì ít ra cũng phải có giải thích về mặt học thuật, về mặt phê bình để tác giả hiểu được vì sao tác phẩm của mình bị ngăn cấm”.
Không chỉ có tác giả, bạn đọc cũng đứng trước sự mơ hồ qua những đánh giá của cơ quan chức năng. Bạn đọc Hoàng Thị Yến, thành viên của diễn đàn văn học trẻ, phản ánh: “Tôi đánh giá tác phẩm không thật sự xuất sắc, không phải là tác phẩm hay nhất của Nguyên nhưng bảo nó khiêu dâm thì thật lạ”. Phức tạp hơn nữa là trường hợp Sát thủ đầu mưng mủ – Thành ngữ sành điệu bằng tranh với việc phân thành 2 phe bạn đọc ủng hộ và phản đối cãi nhau suốt một thời gian dài. Và cho đến tận bây giờ, tác phẩm lại được xuất bản sau một số chỉnh sửa nhỏ. Rốt cuộc hầu như không bạn đọc nào, nhất là bạn đọc trẻ có thể hiểu được vì sao sách này lúc được cho xuất bản lúc lại không.
LLPB chưa đóng vai trò cần thiết đối với sự lựa chọn các tác phẩm VHNT của người đọc.
|
Việc tham dự của các nhà lý luận phê bình cũng đã góp phần khắc phục một hệ quả không mong muốn của các lệnh thu hồi, cấm xuất bản: sách lậu. Vấn đề này nằm ở chỗ các lệnh thu hồi đã vô tình tạo nên sự kích thích tâm lý tò mò của bạn đọc, trong khi đó hệ thống phát hành chính thức đã loại bỏ tác phẩm nên người đọc tìm đến với sách lậu. Trong một vụ bắt giữ sách lậu tại Thủ Đức (TPHCM) người ta đã phát hiện hàng loạt sách cấm, sách thu hồi. Một người bán sách lậu cho biết, mỗi lần có sách bị thu hồi thì nhu cầu tìm sách đó đọc lại tăng vọt. Tuy nhiên, với các tác phẩm có sự can thiệp của đội ngũ lý luận phê bình, tâm lý tò mò được giải tỏa thì bạn đọc giảm hẳn nhu cầu tìm mua.
Tuy nhiên, việc thu hồi, ngăn chặn tác phẩm sau xuất bản là một việc không ai mong muốn và có thể gây ra những hệ quả xấu về mặt xã hội. Luật Xuất bản mới vừa được đưa vào áp dụng có nhấn mạnh đến nâng cao trình độ, trách nhiệm của đội ngũ biên tập, vai trò đọc duyệt của giám đốc, tổng biên tập các NXB. Nếu ngay từ khâu đọc duyệt đã có các cá nhân đủ năng lực nghiệp vụ, có trình độ lý luận, phê bình để phối hợp với tác giả nhằm chỉnh sửa hay thay đổi các chi tiết cần thiết thì vừa có thể đảm bảo có những tác phẩm phù hợp với yêu cầu được xuất bản, vừa tránh được các quyết định thu hồi, tịch thu gây tranh cãi như vừa qua.
Bình luận (0)