Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

“Ma men” dẫn lối…

Tạp Chí Giáo Dục

Việc uống bia rượu, dẫn đến mất kiểm soát hành vi, gây hậu quả nghiêm trọng là có thật. Thực tế, việc mất kiểm soát trong cơn say đã khiến một phụ nữ, bỗng chốc trở thành kẻ tạo ác. Kết thúc cuộc đời mình bằng tháng ngày tù tội, gặm nhấm sự ray rứt.

Bị cáo Nguyễn Thị Thùy tại tòa

Khoảng 21 giờ ngày 5-5-2016, góc đường Hòa Hưng (quận 10) bỗng trở nên náo loạn. Nhiều người nháo nhào đến xem sự việc, họ bàng hoàng khi thấy một cô gái tóc ngắn, vung dao đâm một nam thanh niên. Người thanh niên bỏ chạy được một đoạn gục ngã, còn cô gái điên loạn đuổi theo. Khi đến nơi, cô gái phát hiện nạn nhân nằm trên vũng máu, choàng tỉnh rượu vội vã đưa người đi cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.

Vừa qua, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Thị Thùy (SN1986 ngụ Q.10). Trước vành móng ngựa, Thùy tường thuật sự việc rành mạch nhưng giọng vẫn cứ run run. Khoảng tháng 2-2015, Thùy xin phụ việc tại quán cháo vịt của chị N.T.L.T. Sau đó, giới thiệu bạn nối khố là Sâm Tấn Hải cùng làm.

Sau thời gian làm việc chung, Thùy buồn vì thấy chị T. ưu ái Hải hơn mình. Đồng thời muốn ra riêng mở quán nên tuyên bố chấm dứt công việc. Bỏ về được một lát, Thùy thay đổi ý định nên quay trở lại xin tiếp tục làm nhưng chủ quán không đồng ý. Bực tức, Thùy, chạy một mạch đến nhà bạn mình chơi và nhậu luôn tại đây.

Khi tiệc tàn, Thùy ra về. Trên đường đi, cô ghé gánh hàng rong mua một con dao, mang bên người. Khi đến nơi, Thùy đe dọa đâm chết chị T. và Hải nên hai bên có lời qua tiếng lại. Lúc này, men say chưa kịp tan, Thùy không còn tỉnh táo để biết được hành động của mình là sai trái nên rút dao đâm một nhát chí mạng vào ngực anh Hải.

Tại tòa, Thùy biết tội, có ân hận nhưng không rơi lệ. Cô hiểu, tội mình làm, mình chịu. Trách ai bây giờ? Thỉnh thoảng, Thùy cúi sầm mặt, chớp mắt liên hồi để không khóc. Nén khóc vì điều gì, chỉ mỗi Thùy hiểu nhưng người ta vẫn thấy trong đôi mắt của bị cáo cay xòe. Bởi lẽ, cái chết của bạn thân và bản thân bị tù tội là cái kết quá bất ngờ đối với Thùy.

Thế nhưng, ngoài sự phê phán hành vi nông nổi, người dự khán vẫn xót xa hơn cho số phận hẩm hiu của bị cáo. Từ nhỏ, cha mẹ bỏ nhau, Thùy sống cùng ngoại. Khi đến tuổi lấy chồng, Thùy dẫn một người đàn ông lạ hoắc về nhà chung chạ đời vợ chồng. Thế nhưng nghịch cảnh éo le, khi đứa con còn đỏ hỏn, người chồng không chịu được cảnh túng thiếu đã bỏ đi biền biệt. Cuộc sống vất vả, Thùy làm đủ nghề kiếm sống nuôi con.

Cho đến hôm xảy ra sự việc, Thùy quay lại quán chỉ để lấy tiền lương, đóng tiền học phí cho con gái. Nhưng khi đến nơi, Thùy không ngờ đã bị “ma men” dẫn lối. Sau giờ nghị án, Thùy bị HĐXX tuyên phạt 20 năm tù về tội giết người.

Phiên tòa kết thúc, dòng người dự khán vội vã ra về nhưng một vài người vẫn không quên buông vài câu cười cợt: “Đàn bà mà rượu chè, dù ngoan mấy vẫn có ngày hư”. Tất nhiên, họ chỉ “mượn gió” để lên án thói rượu chè đã làm tha hóa nhân cách của một con người chứ không “quơ đũa cả nắm”.

Bài, ảnh: Sa Di

Bình luận (0)

Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Ma men dẫn lối

Tạp Chí Giáo Dục

Vượt lên cảnh nghèo, vượt lên mặc cảm cha mẹ chia tay để nỗ lực học hành vào đến được giảng đường ĐH, một cậu sinh viên học rất giỏi bỗng chốc đã phá bỏ tương lai đang rộng mở, hại chết bạn cùng trường chỉ vì ma men dẫn lối…
Trước vành móng ngựa của tòa phúc thẩm, bị cáo Nguyễn Quốc Hưng bật khóc xin tòa giảm án để có cơ hội làm lại cuộc đời và có thể phụng dưỡng người mẹ già yếu. Dưới hàng ghế dự khán, một người phụ nữ hơn 50 tuổi ngồi ôm mặt khóc nức nở rồi thốt lên: “Hưng ơi. Con ơi”…
1. Từ đầu phiên xử, tôi cứ ngỡ người phụ nữ ấy là mẹ của Hưng. Nhưng hỏi ra thì không phải, bà chỉ là mẹ của đồng của một cô giáo tiểu học, với sự giáo dục của mẹ, Hưng đã sớm nhận thức rằng “chỉ có học giỏi mới có thể thay đổi số phận”. Học hết THPT, Hưng xin mẹ thi vào ngành sư phạm vì nghĩ sẽ đỡ gánh nặng chi phí học hành. bạn gái Hưng, vì thương Hưng hoàn cảnh nghèo khó, bản tính hiền lành lại bị dính vào vòng lao lý nên đến dự phiên tòa. Còn mẹ của Hưng, một cô giáo già, vì quá đau buồn bởi chuyện con gây tội ác nên đã đổ bệnh, phải nằm liệt ở nhà.
Chưa tới ba tuổi, cha mẹ chia tay, Hưng về sống với mẹ. Lớn lên nhờ một tay mẹ chăm lo từ đồng lương ba cọc ba Biết được mong muốn của con là trở thành một kỹ sư nuôi trồng thủy sản, người mẹ đã khuyên con đi theo con đường mình yêu thích.
Thế rồi Hưng thi vào khoa Thủy sản của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM với số điểm 23, một điểm số không dễ với một chàng trai nghèo ở một vùng quê đầy nắng gió khắc nghiệt, chưa bao giờ biết học thêm học nếm, biết luyện thi ĐH là gì.
Vào giảng đường, Hưng học hành chăm chỉ, nhiều kỳ nhận được học bổng. Tương lai đang rộng mở, bất chợt tất cả đã vụt khép trong một đêm say mèm. Tối 22-12-2009, một nhóm sinh viên cùng trường Hưng tổ chức ăn nhậu, nhậu say rồi sinh chuyện cãi vã. Bạn của Hưng bị dọa đâm nên tức giận chạy về phòng trọ lấy hai con dao rồi rủ Hưng cùng nhiều người đi tìm người kia đánh dằn mặt. Trong cơn rồ dại của ma men và sự nông nổi, Hưng đã vác dao đâm nhầm phải nạn nhân, một sinh viên khác không liên can gì tới vụ việc, làm nạn nhân tử vong.
2. Có tội lỗi thì phải bị trừng phạt, đó là một điều tất yếu. Trước vành móng ngựa, Hưng lại khóc nấc: “Đến bây giờ con vẫn không biết tại sao lúc đó con lại điên khùng cầm dao giết chết người như thế”…
Đám bạn sinh viên kể lại là dù ngay sau khi đâm người, Hưng kêu gọi các bạn đưa nạn nhân đi bệnh viện nhưng đến khi tỉnh dậy từ cơn say, Hưng lại chỉ còn nhớ loáng thoáng trong đầu rằng đã gây sự đánh nhau với ai đó. Khi nghe kể lại sự tình, Hưng bật khóc tu tu như một đứa trẻ. “Nó khóc lóc nhiều lắm, nó đòi đi trốn, rồi lại đòi đi đầu thú”…
Khi tòa hỏi tới hoàn cảnh, Hưng ngoái đầu nhìn về phía hàng ghế dành cho người dự khán, tay run run, miệng lí nhí: “Mẹ con…. già yếu rồi”. Tôi thấy ở hàng ghế cuối, cha của Hưng đang nhắm nghiền mắt, bặm chặt môi, đầu gí sát vào tường đầy đau đớn. Ông cũng tới tham gia phiên xử nhưng suốt buổi chỉ ngồi nép ở cuối phòng, chẳng nói chuyện với ai, chỉ thỉnh thoảng lại ngước lên nhìn con trai đầy lo lắng.
Sau khi cân nhắc, tòa nhận định Hưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ mới như mẹ có nhiều bằng khen vì sự nghiệp giáo dục, hoàn cảnh gia đình khó khăn, phạm tội có tính chất bột phát, sau khi gây án đã kêu gọi người đưa nạn nhân đi chữa bệnh nên giảm án cho Hưng từ án tù chung thân xuống còn 20 năm tù.
Phiên tòa kết thúc, Hưng bị dẫn giải thẳng ra xe chở phạm. Những người bạn đứng sau xe ngậm ngùi vẫy tay chào. Người cha của Hưng thì lặng lẽ nép phía sau một gốc cây gần xe giải phạm, nước mắt lưng tròng.
Nhìn cái cảnh bi thương ấy, tôi chợt nhớ đến câu nói “thời gian và cơ hội không chờ đợi ai”. Không biết rằng mẹ của Hưng có đủ sức khỏe và sự kiên cường để chờ con về. Không biết rằng liệu rằng sau chừng ấy năm tù, Hưng có còn cơ hội để phấn đấu cho tương lai, sự nghiệp mà Hưng hằng mong ước…
Ngày 30-11, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM đã chấp nhận kháng cáo, giảm án cho Nguyễn Quốc Hưng từ án tù chung thân xuống còn 20 năm tù về tội giết người. Riêng đối với Phan Tấn Huy Nhã, tòa xét thấy bị cáo là người chủ mưu, đã đứng ra kêu gọi, cung cấp hung khí cho các bạn đi gây án nên mức án tám năm tù mà cấp sơ thẩm tuyên là còn nhẹ. Tuy nhiên, do không có kháng cáo, kháng nghị theo hướng tăng nặng nên tòa đành phải y án.
Theo DƯƠNG HẰNG
(PL)