Trong bộ hồ sơ du học, khâu chứng minh tài chính (CMTC) cực kỳ quan trọng. Nếu học sinh (HS), sinh viên (SV) không chứng minh được mình có khả năng tự túc tài chính bao gồm: học phí, phí ăn ở, sinh hoạt, mua sách vở, di chuyển, vé máy bay… sẽ bị rớt visa. Nhiều chuyên gia đánh giá, CMTC rõ ràng đảm bảo tỷ lệ xin visa thành công lên đến 70%.
Có tiền nhưng thiếu “gốc”!
“Cứ tưởng mình mở một tài khoản hơn nửa tỉ đồng ở ngân hàng cho con là chắc ăn. Nào ngờ, cháu phỏng vấn hai lần toàn rớt với rớt”, chị Hoàng Yến, (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) ngậm ngùi kể. Một trường hợp khác cũng đang rối rắm với việc CMTC.
Anh Hoàng, HS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nói: “Tổng chi phí ăn ở, học phí trong ba năm của tôi khoảng 105.000 AUD (đô la Úc). Ba mẹ tôi đủ sức xoay xở số tiền này.
Nhưng vướng mắc là không CMTC được. Ba mẹ tôi buôn bán, không có cơ quan, công ty nào quản lý, trả lương nên khi chuyên viên tư vấn yêu cầu phải chứng minh thu nhập mỗi tháng hơn 20 triệu đồng, có con dấu chứng nhận hẳn hoi thì ba mẹ tôi “bó tay”.
Chuyện thế chấp nhà (có giá trị 2 tỉ đồng) cũng không xong nốt vì nhà tôi chưa có sổ đỏ”.
“Tôi phải làm cách nào để CMTC?” là câu hỏi của khá nhiều bạn trẻ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học. Bất kỳ quốc gia nào cũng đòi hỏi gia đình du HS phải chứng minh có tài chính vững mạnh cho con ăn học, không bị “nửa đường đứt gánh” dẫn đến nghỉ học đi làm thêm.
Riêng ở Úc, trước đây, Chính phủ Úc chỉ yêu cầu chi phí sinh hoạt 12.000 AUD mỗi năm nhưng từ đầu năm 2010, họ đã gia tăng yêu cầu về chi phí sinh hoạt.
Ứng viên xin thị thực du học và người chứng minh tài chính phải có số tiền đáp ứng: 18.000 AUD cho mỗi năm học, 6.300 AUD mỗi năm cho người phụ thuộc, 3.600 AUD mỗi năm cho con đầu tiên của sinh viên, 2.700 AUD mỗi năm cho mỗi đứa con tiếp theo…
Quy định cụ thể và chi tiết đến cả những phát sinh thực tế, ngẫm nghĩ lại cũng chính vì chính phủ Úc muốn đảm bảo rằng du HS sẽ được chuẩn bị cho việc sinh sống và học tập tại Úc một cách tốt nhất.
Việc không toàn tâm toàn ý trong học hành sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của du HS. Do vậy, nếu phía du HS không chứng minh được tài chính đảm bảo cho du học, nhân viên các lãnh sự quán sẽ không ngần ngại đánh rớt, dù học bạ của ứng viên “đẹp” đến cỡ nào.
Và trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp rớt oan uổng, chẳng phải vì thiếu tiền mà là do không chứng minh được thu nhập hằng tháng, không có sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng trước khi du học sáu tháng. Anh Lê Tiến cho biết:
“Những gia đình làm nghề tự do, hoặc kinh doanh nhỏ lẻ thường “né” thuế kinh doanh, thuế thu nhập… Do vậy, đến khi cần CMTC lại “mắc nghẹn” vì không có cơ sở nào minh chứng thu nhập thực tế của gia đình cao hơn so với giấy tờ đóng thuế”.
“Cứ tưởng mình mở một tài khoản hơn nửa tỉ đồng ở ngân hàng cho con là chắc ăn. Nào ngờ, cháu phỏng vấn hai lần toàn rớt với rớt”, chị Hoàng Yến, (quận 3, TP. Hồ Chí Minh) ngậm ngùi kể. Một trường hợp khác cũng đang rối rắm với việc CMTC.
Anh Hoàng, HS Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa nói: “Tổng chi phí ăn ở, học phí trong ba năm của tôi khoảng 105.000 AUD (đô la Úc). Ba mẹ tôi đủ sức xoay xở số tiền này.
Nhưng vướng mắc là không CMTC được. Ba mẹ tôi buôn bán, không có cơ quan, công ty nào quản lý, trả lương nên khi chuyên viên tư vấn yêu cầu phải chứng minh thu nhập mỗi tháng hơn 20 triệu đồng, có con dấu chứng nhận hẳn hoi thì ba mẹ tôi “bó tay”.
Chuyện thế chấp nhà (có giá trị 2 tỉ đồng) cũng không xong nốt vì nhà tôi chưa có sổ đỏ”.
“Tôi phải làm cách nào để CMTC?” là câu hỏi của khá nhiều bạn trẻ trong quá trình chuẩn bị hồ sơ du học. Bất kỳ quốc gia nào cũng đòi hỏi gia đình du HS phải chứng minh có tài chính vững mạnh cho con ăn học, không bị “nửa đường đứt gánh” dẫn đến nghỉ học đi làm thêm.
Riêng ở Úc, trước đây, Chính phủ Úc chỉ yêu cầu chi phí sinh hoạt 12.000 AUD mỗi năm nhưng từ đầu năm 2010, họ đã gia tăng yêu cầu về chi phí sinh hoạt.
Ứng viên xin thị thực du học và người chứng minh tài chính phải có số tiền đáp ứng: 18.000 AUD cho mỗi năm học, 6.300 AUD mỗi năm cho người phụ thuộc, 3.600 AUD mỗi năm cho con đầu tiên của sinh viên, 2.700 AUD mỗi năm cho mỗi đứa con tiếp theo…
Quy định cụ thể và chi tiết đến cả những phát sinh thực tế, ngẫm nghĩ lại cũng chính vì chính phủ Úc muốn đảm bảo rằng du HS sẽ được chuẩn bị cho việc sinh sống và học tập tại Úc một cách tốt nhất.
Việc không toàn tâm toàn ý trong học hành sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của du HS. Do vậy, nếu phía du HS không chứng minh được tài chính đảm bảo cho du học, nhân viên các lãnh sự quán sẽ không ngần ngại đánh rớt, dù học bạ của ứng viên “đẹp” đến cỡ nào.
Và trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp rớt oan uổng, chẳng phải vì thiếu tiền mà là do không chứng minh được thu nhập hằng tháng, không có sổ tiết kiệm gửi ở ngân hàng trước khi du học sáu tháng. Anh Lê Tiến cho biết:
“Những gia đình làm nghề tự do, hoặc kinh doanh nhỏ lẻ thường “né” thuế kinh doanh, thuế thu nhập… Do vậy, đến khi cần CMTC lại “mắc nghẹn” vì không có cơ sở nào minh chứng thu nhập thực tế của gia đình cao hơn so với giấy tờ đóng thuế”.
Tư vấn du học |
Ngân hàng nhập cuộc
Theo các chuyên viên tư vấn du học, trường hợp của chị Yến “có tiền” nhưng không chứng minh được nguồn thu nhập của gia đình làm sao để có số tiền đó, khiến nhân viên lãnh sự nghi ngờ đó là tiền vay mượn. Mặt khác, ngày mở tài khoản gần với ngày phỏng vấn đã củng cố thêm sự băn khoăn về nguồn gốc số tiền.
Đối với trường hợp của HS Anh Hoàng, có thể thế chấp nhà cửa làm hợp đồng tín dụng dự phòng. Hoặc nếu nhà chưa có sổ đỏ vẫn có thể lấy giấy chứng nhận quyền sở hữu mang ra ngân hàng “định giá”.
Trong buổi tư vấn cho phụ huynh HS Trường THPT Quốc tế Úc SIC vừa qua, đại diện Công ty tư vấn du học Quốc Anh hướng dẫn cho phụ huynh HS cách CMTC bằng: sổ tiết kiệm, xác nhận việc làm và thu nhập của ba mẹ, giấy phép kinh doanh, hùn vốn kinh doanh, chia lãi, hợp đồng cho thuê bất động sản, giấy chủ quyền nhà ở, đất ở…
Du HS nên có sổ tiết kiệm nhiều hơn tổng chi phí ước tính cho một hoặc hai năm du học đầu tiên. Mỗi nước có quy định riêng về thời gian gửi của sổ tiết kiệm nhưng tối thiểu nên cách ngày phỏng vấn khoảng ba tháng.
Ngoài ra, các nước yêu cầu du HS chứng minh khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng được tích lũy ra sao. Nếu từ thu nhập hằng tháng thì phải có giấy tờ chứng minh từ cơ quan thuế, cơ quan làm việc. Nếu từ tài sản thì phải có chứng từ, hóa đơn chứng minh việc bán đất, sổ đỏ, thừa kế…
Nhân viên của lãnh sự quán, đại sứ quán sẽ xem xét tình trạng tài chính trước, công việc của người hỗ trợ tài chính cho du HS, nguồn thu nhập sử dụng (chẳng hạn như tiền mặt, tiền vay ngân hàng…).
Nếu du HS vay ngân hàng thì cần phải chứng minh số tiền này được đặt cọc trong tài khoản ngân hàng và không có quyền “truy cập” số tiền này, và số tiền này phải được bảo toàn trong thời gian HS du học.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã mở thêm dịch vụ cho vay du học, tín dụng du học đáp ứng nhu cầu của các gia đình tuy chưa “mạnh” về gạo nhưng khát khao cho con em được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến xứ người. Số tiền vay từ 70% đến 100% học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục vay khá đơn giản, việc trả gốc và lãi vay kéo dài đến 10 năm.
Việc chứng minh tài chính du học sẽ đáp ứng theo yêu cầu của các đại sứ quán từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên phần chung nhất là chứng minh tài chính thường gồm hai phần: bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học và nguồn gốc tích lũy của số tiền đó.
* Bằng chứng tài chính về số tiền chuẩn bị du học:
– Thể hiện bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng.
– Các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay tín dụng du học như: ANZ, ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK v.v…
– Khi du HS xin thị thực du học, sử dụng tiền vay ngân hàng hoặc hợp đồng tín dụng từ một tổ chức tài chính Việt Nam, sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng giải ngân từ Hợp đồng vay/tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về tài chính đối với hồ sơ xin thị thực du học. Những giấy tờ cần nộp để chứng minh cho việc giải ngân như sau:
1. Bản sao công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản.
2. Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất của tài sản được thế chấp.
3. Biên bản giám định tài sản thế chấp.
4. Biên nhận việc trao quyền sở hữu của tài sản được thế chấp.
5. Đăng ký giao dịch bảo đảm.
6. Khế ước nhận nợ.
7. Phiếu chi giải ngân.
8. Telex chuyển tiền.
Người làm hợp đồng tín dụng được yêu cầu kiểm tra các chứng từ vay nợ thật kỹ trước khi nộp hồ sơ, nhằm đảm bảo chi tiết các khoản vay đều chính xác. Với những khoản vay có thông tin không chính xác như họ tên của du học sinh không đúng hoặc chứng từ được mở có hiệu lực dưới 12 tháng sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tài chính và đơn xin thị thực có thể bị từ chối.
Tùy theo yêu cầu của từng đại sứ quán, du HS có thể phải để số tiền cần chứng minh trong ngân hàng từ 0 tới 6 tháng trước khi xin visa du học.
* Nguồn gốc tích lũy tài chính của số tiền du học
+ Đối với Kinh doanh cá thể:
• Giấy phép đăng ký kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất tư nhân hoặc giấy xác nhận kinh doanh của địa phương.
• Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
• Giấy giải trình thu nhập.
+ Đối với công ty, doanh nghiệp:
• Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ ba năm.
• Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
• Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: ba năm gần nhất.
• Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
• Hợp đồng giao dịch: Thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty (nộp khoảng 10 hợp đồng, nếu có).
• Hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước.
• Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Ngoài việc chứng minh nguồn gốc tích lũy số tiền du học kể trên, du HS đồng thời phải chứng minh được thu nhập của gia đình mình ở mức ổn định đủ để trang trải cho mình trong suốt quá trình học tập, và vẫn có đủ tiền để lo cuộc sống của các thành viên còn lại ở Việt Nam.
Theo các chuyên viên tư vấn du học, trường hợp của chị Yến “có tiền” nhưng không chứng minh được nguồn thu nhập của gia đình làm sao để có số tiền đó, khiến nhân viên lãnh sự nghi ngờ đó là tiền vay mượn. Mặt khác, ngày mở tài khoản gần với ngày phỏng vấn đã củng cố thêm sự băn khoăn về nguồn gốc số tiền.
Đối với trường hợp của HS Anh Hoàng, có thể thế chấp nhà cửa làm hợp đồng tín dụng dự phòng. Hoặc nếu nhà chưa có sổ đỏ vẫn có thể lấy giấy chứng nhận quyền sở hữu mang ra ngân hàng “định giá”.
Trong buổi tư vấn cho phụ huynh HS Trường THPT Quốc tế Úc SIC vừa qua, đại diện Công ty tư vấn du học Quốc Anh hướng dẫn cho phụ huynh HS cách CMTC bằng: sổ tiết kiệm, xác nhận việc làm và thu nhập của ba mẹ, giấy phép kinh doanh, hùn vốn kinh doanh, chia lãi, hợp đồng cho thuê bất động sản, giấy chủ quyền nhà ở, đất ở…
Du HS nên có sổ tiết kiệm nhiều hơn tổng chi phí ước tính cho một hoặc hai năm du học đầu tiên. Mỗi nước có quy định riêng về thời gian gửi của sổ tiết kiệm nhưng tối thiểu nên cách ngày phỏng vấn khoảng ba tháng.
Ngoài ra, các nước yêu cầu du HS chứng minh khoản tiền tiết kiệm trong ngân hàng được tích lũy ra sao. Nếu từ thu nhập hằng tháng thì phải có giấy tờ chứng minh từ cơ quan thuế, cơ quan làm việc. Nếu từ tài sản thì phải có chứng từ, hóa đơn chứng minh việc bán đất, sổ đỏ, thừa kế…
Nhân viên của lãnh sự quán, đại sứ quán sẽ xem xét tình trạng tài chính trước, công việc của người hỗ trợ tài chính cho du HS, nguồn thu nhập sử dụng (chẳng hạn như tiền mặt, tiền vay ngân hàng…).
Nếu du HS vay ngân hàng thì cần phải chứng minh số tiền này được đặt cọc trong tài khoản ngân hàng và không có quyền “truy cập” số tiền này, và số tiền này phải được bảo toàn trong thời gian HS du học.
Hiện nay, nhiều ngân hàng đã mở thêm dịch vụ cho vay du học, tín dụng du học đáp ứng nhu cầu của các gia đình tuy chưa “mạnh” về gạo nhưng khát khao cho con em được hưởng thụ nền giáo dục tiên tiến xứ người. Số tiền vay từ 70% đến 100% học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục vay khá đơn giản, việc trả gốc và lãi vay kéo dài đến 10 năm.
Việc chứng minh tài chính du học sẽ đáp ứng theo yêu cầu của các đại sứ quán từng quốc gia khác nhau. Tuy nhiên phần chung nhất là chứng minh tài chính thường gồm hai phần: bằng chứng về số tiền bạn phải chuẩn bị đi du học và nguồn gốc tích lũy của số tiền đó.
* Bằng chứng tài chính về số tiền chuẩn bị du học:
– Thể hiện bằng sổ tiết kiệm hoặc Hợp đồng vay tín dụng.
– Các ngân hàng hoặc tổ chức cho vay tín dụng du học như: ANZ, ACB, SACOMBANK, TECHCOMBANK v.v…
– Khi du HS xin thị thực du học, sử dụng tiền vay ngân hàng hoặc hợp đồng tín dụng từ một tổ chức tài chính Việt Nam, sẽ được yêu cầu cung cấp bằng chứng giải ngân từ Hợp đồng vay/tín dụng nhằm đáp ứng các yêu cầu về tài chính đối với hồ sơ xin thị thực du học. Những giấy tờ cần nộp để chứng minh cho việc giải ngân như sau:
1. Bản sao công chứng Hợp đồng thế chấp tài sản.
2. Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và/hoặc quyền sử dụng đất của tài sản được thế chấp.
3. Biên bản giám định tài sản thế chấp.
4. Biên nhận việc trao quyền sở hữu của tài sản được thế chấp.
5. Đăng ký giao dịch bảo đảm.
6. Khế ước nhận nợ.
7. Phiếu chi giải ngân.
8. Telex chuyển tiền.
Người làm hợp đồng tín dụng được yêu cầu kiểm tra các chứng từ vay nợ thật kỹ trước khi nộp hồ sơ, nhằm đảm bảo chi tiết các khoản vay đều chính xác. Với những khoản vay có thông tin không chính xác như họ tên của du học sinh không đúng hoặc chứng từ được mở có hiệu lực dưới 12 tháng sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tài chính và đơn xin thị thực có thể bị từ chối.
Tùy theo yêu cầu của từng đại sứ quán, du HS có thể phải để số tiền cần chứng minh trong ngân hàng từ 0 tới 6 tháng trước khi xin visa du học.
* Nguồn gốc tích lũy tài chính của số tiền du học
+ Đối với Kinh doanh cá thể:
• Giấy phép đăng ký kinh doanh cá thể, cơ sở sản xuất tư nhân hoặc giấy xác nhận kinh doanh của địa phương.
• Thuế môn bài, thuế khoán hoặc thuế tháng.
• Giấy giải trình thu nhập.
+ Đối với công ty, doanh nghiệp:
• Giấy phép đăng ký kinh doanh: công ty phải được thành lập trước ngày nộp hồ sơ ba năm.
• Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế.
• Báo cáo tài chính và báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: ba năm gần nhất.
• Bảng khai chi tiết thuế thu nhập cá nhân.
• Hợp đồng giao dịch: Thể hiện đúng chức năng hoạt động của công ty (nộp khoảng 10 hợp đồng, nếu có).
• Hóa đơn, phiếu thu, giấy nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước.
• Góp vốn, cổ phần, chia lợi tức.
Ngoài việc chứng minh nguồn gốc tích lũy số tiền du học kể trên, du HS đồng thời phải chứng minh được thu nhập của gia đình mình ở mức ổn định đủ để trang trải cho mình trong suốt quá trình học tập, và vẫn có đủ tiền để lo cuộc sống của các thành viên còn lại ở Việt Nam.
Theo Doanh Nhân Sài Gòn
Bình luận (0)