Ngoại ngữ - Du họcKinh nghiệm du học

Mách bạn cách “hạ gục” chuyên gia tuyển sinh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)
Những ứng viên đủ yêu cầu là những ứng viên mà ở họ đều hội tụ 3 yếu tố: thành tích học tập, câu chuyện cá nhân và kinh nghiệm của họ…
3 yếu tố
Randy Vener, giám đốc phòng tuyển sinh của Đại học Hoa Kỳ tại Paris, CH Pháp (American University of Paris – AUP), cho biết rằng hàng năm có hàng trăm ứng viên quốc tế nộp hồ sơ để theo học 8 chương trình cao học ở trường và ông cũng hiểu rất rõ lý do các ứng viên được chấp nhận. 
“Những ứng viên đủ yêu cầu là những ứng viên mà ở họ đều hội tụ 3 yếu tố”: thành tích học tập, câu chuyện cá nhân và kinh nghiệm của họ. Họ thể hiện một cách rõ ràng lý do họ muốn theo học chương trình này đồng thời họ cũng chứng minh được rằng với khả năng của mình họ sẽ thành công. Các ứng viên nên thể hiện sự tự tin, rõ ràng và thẳng thắn. Nếu ứng viên có kinh nghiệm đặc biệt mà có thể là điểm cộng, ứng viên nên gửi nó kèm theo trong hồ sơ của mình”. 
Tập trung 
Bạn nên chắc chắn rằng hồ sơ của bạn thể hiện rằng bạn chỉ nộp đơn vào một trường cao học hoặc chương trình cụ thể, và nêu ra được lý do thực tế bạn nộp hồ sơ cho trường này. Cán bộ tuyển sinh muốn các ứng viên thể hiện đươc lý do tại sao họ nên chấp nhận ứng viên này mà không phải ứng viên khác và tại sao ứng viên lại phù hợp với chương trình của họ. 
Để làm được điều này, các ứng viên nên đầu tư thời gian để chăm chút cho bộ hồ sơ của mình – nếu bạn nộp hồ sơ cho hai hoặc ba trường, bạn nên chuẩn bị các bộ hồ sơ khác nhau. Hãy chuẩn bị hồ sơ của bạn để cho thấy bạn phù hợp với điểm mạnh và độc đáo của chương trình bạn muốn theo học đồng thời hồ sơ cũng cho thấy được bạn phù hợp với tham vọng và nguyện vọng của tổ chức, chương trình. Nếu không có điều này, hồ sơ của bạn sẽ không có gì nổi bật và điều tất yếu hồ sơ của bạn có thể sẽ bị loại.
Thể hiện được tham vọng của bạn
Chính sự tham vọng và kinh nghiệm của bạn cũng có thể làm cho hồ sơ của bạn nổi bật hơn so với hồ sơ của các ứng viên khác. Gail Hupper, giám đốc của LLM và Chương trình quốc tế tại trường Boston College ở Mỹ, thường đánh giá cao những hồ sơ của ứng viên quốc tế thể hiện được những yếu tố trên. 
“Chúng ta có xu hướng tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm trong ngành luật sư, tuy nhiên đây không phải là nhân tố quyết định họ có được nhận hay không. Chúng tôi thường chú ý đến thành tích học tập trước kia, trình độ tiếng Anh, và một cảm giác rằng ứng viên đó sẽ đóng góp được gì cho nghề luật sư sau khi tốt nghiệp”. 
Quan trọng nhất là từ những tìm hiểu của mình, bạn biết được trường đại học muốn gì từ bạn.Việc tạo một hồ sơ "điển hình" để xin theo học chương trình thạc sĩ hoặc tiến sĩ sẽ làm cho hồ sơ của bạn dễ được chấp nhận hơn. 
Chỉnh sửa hồ sơ của bạn
Hãy trình bày trong hồ sơ những thế mạnh của bạn sao cho phù hợp với chương trình bạn muốn theo học, bạn có thể tìm hiểu điều này thông qua sinh viên hiện đang theo học chương trình này hoặc cựu sinh viên của chương trình này. Nếu chương trình bạn muốn theo học mang tính cạnh tranh cao, hồ sơ cá nhân của bạn khớp với hồ sơ ứng cử viên là một yếu tố quan trọng trong quá trình nhập học. 
Thể hiện rõ nét khả năng chuyên môn của bạn 
Hãy chắc chắn rằng hồ sơ của bạn phản ánh được sự hiểu biết cũng như kiến thức của bạn về chương trình bạn muốn theo học. Nhà tuyển sinh sẽ đọc hồ sơ của bạn, với suy nghĩ bạn sẽ là sinh viên trong lớp học hoặc phòng thí nghiệm của họ, sẵn sàng đóng góp tích cực cho kinh nghiệm học tập tốt nghiệp và tự tin rằng bạn nhận được học bổng. 
Nếu bạn đã nghiên cứu về một chủ đề, bạn hãy nộp kèm một trong những nghiên cứu của bạn trong hồ sơ. Nếu bạn làm như vậy, hồ sơ của bạn sẽ nổi bật hơn. Tiến hành theo những bước này, hồ sơ của bạn sẽ có cơ hội được cải thiện hơn rất nhiều.
Chú ý đến từng chi tiết
Cuối cùng, bạn nên chú ý đến thời hạn nộp hồ sơ và những tài liệu yêu cầu kèm theo. Nếu hồ sơ của bạn không đầy đủ, nhà tuyển sinh sẽ có ấn tượng không tốt về bạn. Hãy kiểm tra tất cả mọi thứ trong hồ sơ của bạn một cách kỹ càng, liệu hồ sơ của bạn có thiếu gì so với trong hướng dẫn không, cuối cùng, bạn hãy đọc lại kỹ càng hồ sơ của mình trước khi ấn nút “nộp đơn”.

Theo Dân Trí

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)