Du lịch - Thể thaoThể thao Quốc tế

Man City cuối cùng đã lòi đuôi gian lận tài chính!?

Tạp Chí Giáo Dục

CAS đã công nhận đơn kháng cáo của Man City, tuy nhiên, đã xuất hiện thêm bằng chứng mới về sự gian lận tài chính…
Câu chuyện về Manchester City và Luật công bằng tài chính một lần nữa được nhắc lại, khi Mail on Sunday (MoS) công bố bằng chứng mới cho thấy đội chủ sân Etihad thực sự đã gian lận tài chính.

Etihad chỉ ký hợp đồng tại trợ trị giá 4 triệu bảng
Man City hiện không phải chịu án phạt từ LĐBĐ châu Âu (UEFA) về việc cấm thi đấu tại Champions League, sau khi Tòa án thể thao quốc tế (CAS) công nhận đơn kháng cáo. Nhưng chi tiết mới đã làm vấn đề nóng trở lại.
Theo MoS, đó là trưa ngày 12.4.2011, khi một Giám đốc cấp cao trong đội tài trợ thể thao của Etihad Airways soạn email cho đầu mối kinh doanh làm việc trong bộ phận 'quan hệ đối tác' tại Manchester City.
Giám đốc điều hành của Etihad bắt đầu email của mình: 'Kính gửi [XXX] … có vẻ như có một số nhầm lẫn về số dư chưa thanh toán phí tài trợ cho mùa giải 2010-11".
Theo Mail Sunday, họ biết danh tính của cả người gửi và người nhận, cả 2 không làm việc cùng công ty nữa và đều chuyển sang các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. “Như bạn đã biết”, người viết tiếp tục, “Cam kết của Etihad là 4 triệu bảng và số còn lại (8 triệu bảng) được Cơ quan điều hành EAA [ở UAE] xử lý riêng. Vui lòng làm rõ điều này với bộ phận kế toán của bạn và trực tiếp nhận thông qua EAA trong thời gian thích hợp. Trân trọng”.
Cũng theo MoS, Man City đã lập hóa đơn cho Etihad với giá 12 triệu bảng cho hợp đồng tài trợ áo đấu mùa giải 2010-11, nhưng hóa đơn có chú thích viết tay rằng, chính Etihad chỉ phải trả 4 triệu bảng trong năm đó.
Các nguồn tin cho biết, và các tài liệu cho thấy, hợp đồng áo đấu City-Etihad vào thời điểm đó – được ký bởi Giám đốc điều hành khi đó của Man City, Garry Cook và Giám đốc điều hành của Etihad, James Hogan – sẽ tiêu tốn của Etihad 4 triệu bảng trong mùa giải 2010-11. 3 triệu bảng là giá trị của mùa giải trước đó, và sau đó là 4,5 triệu bảng mùa 2011-12.

Nhưng thông qua EAA – tổ chức do Sheik Mohamed là Chủ tịch, hợp đồng có giá trị 12 triệu bảng
Về EAA, theo trang web của họ diễn tả, là 'một cơ quan chính phủ chuyên trách được ủy nhiệm cung cấp lời khuyên chính sách chiến lược cho Chủ tịch Hội đồng điều hành Abu Dhabi, Hoàng thân Sheik Mohamed bin Zayed Al Nahyan, Thái tử của Abu Dhabi và Phó Tư lệnh tối cao của Các lực lượng vũ trang UAE'.
Nhưng theo tìm hiểu, Etihad trên thực tế không thanh toán số tiền Man City đã lập hóa đơn (12 triệu bảng) mà là một đơn vị UAE phục vụ cho Sheik Mohamed.
Man City bị cáo buộc đã được hưởng lợi từ các chi tiết tài trợ cao bất thường từ các tổ chức có trụ sở tại UAE đó, trong các giao dịch dường như trái với các quy định của Luật công bằng tài chính (FFP). Nếu tiền được đổ vào City để làm tăng thu nhập của họ một cách giả tạo trong nhiều năm, đó sẽ là vấn đề.
Nhiều email và tài liệu khác nhau mà Football Leaks thu được cho thấy điều đó đã xảy ra. Premier League đã công bố một cuộc điều tra hơn 2 năm trước nhưng điều đó cho đến nay vẫn bị trì hoãn bởi các hành động của Man City tại tòa án. Họ đã từ chối làm rõ nhiều vấn đề xung quanh việc này.

Bằng chứng mà Mail on Sunday công bố
Đầu mùa Hè năm 2014, thêm một email nữa gửi cho MoS tuyên bố rằng, khoản tài trợ trị giá 340 triệu bảng trong 10 năm của Etihad với Man City trên thực tế không phải do Etihad mà là thông qua Etihad, bởi một tổ chức nhà nước.
Cũng trong khoảng thời gian này, Man City vừa bị kết tội vi phạm các quy tắc của FFP.
Hè 2020, Man City đã bị UEFA cấm tham dự Champions League trong 2 mùa giải, với một trong những lý do là 'trá hình' các hợp đồng tài trợ. CAS đã bẻ ngược quyết định đó, tuy nhiên, với bằng chứng mới nhất được phát hiện, câu chuyện tiếp theo sẽ rất được chờ đợi. 
Phi Phong (theo bongdaso)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)