Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mang 100 “Thư viện ước mơ” đến với học sinh nghèo

Tạp Chí Giáo Dục

Sau 8 năm n lc vi s mnh gieo mm tri thc, d án “Thư vin ưc mơ” đã cán mc 100 thư vin. Vi nhng đu sách có giá tr, “Thư vin ưc mơ” đã tiếp cn đến hơn 46.000 tr em tiu hc 17 tnh thành trên cc, giúp gieo ht ging tư duy công dân toàn cu, tư duy đi mi sáng to trong thi đi mi cho nhng mm xanh ca đt nưc.


Hc sinh tri ân bà Nguyn Phi Vân và các tình nguyn viên trong d án “Thư vin ưc mơ”

Gieo mm tri thc

Năm 2014, dự án “Thư viện ước mơ” ra đời. Dự án nhanh chóng nhận được sự đồng hành của nhiều bạn trẻ trong đó có những em sinh viên và cả những người đã thành đạt. Thư viện có gần 1.000 đầu sách đa dạng thể loại. Những đầu sách chất lượng về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học) được chọn lọc kỹ lưỡng bởi một hội đồng của dự án trước khi đến tay các em học sinh.

Bà Nguyễn Phi Vân (người sáng lập dự án) cho rằng, chúng ta chăm lo vật chất cho các em là điều tốt nhưng khi sử dụng hết thì các em phải làm sao? Trong khi đó, nếu chúng ta cho các em tri thức, các em sẽ sử dụng mãi mãi. Đó cũng là cách ươm mầm tài năng cho đất nước. Bởi giáo dục trẻ em từ sớm chính là xây dựng nền tảng để các em có thể từng bước khám phá thế giới mới mẻ và tìm ra những tố chất, tài năng tiềm ẩn.

“Chúng ta nghe nhiều về khái niệm quốc gia sáng tạo và Việt Nam đầu tư rất nhiều vào các startup, trường đại học, cao đẳng nhưng lại chưa đầu tư vào các thế hệ rất nhỏ – thế hệ tiềm năng. Khi chúng ta bắt đầu đầu tư vào các thế hệ rất nhỏ thì sau này mới có được một thế hệ sáng tạo, một quốc gia sáng tạo. Phần Lan để trở thành một quốc gia sáng tạo như hiện nay thì hơn 30 năm trước họ đã đầu tư cho giáo dục vì đây chính là những nhân tố nòng cốt để kiến tạo nên tương lai của đất nước”, bà Vân nhìn nhận.


Hc sinh Trưng Tiu hc Đi Đin tnh Bến Tre đc sách t “Thư vin ưc mơ”

Trải qua hành trình 8 năm với nhiều khó khăn, các thành viên trong dự án “Thư viện ước mơ” đã mang 100 thư viện đến 46.000 trẻ em tiểu học ở 17 tỉnh, thành trên cả nước. Mỗi thư viện gồm 2 phần chính. Phần nội thất, trang trí của thư viện có màu sắc bắt mắt, cuốn hút. Chỗ ngồi đọc dễ dàng, thuận tiện và thoải mái. Phần sách có nội dung đa dạng được lựa chọn phù hợp lứa tuổi, thể loại sách, truyện tham khảo với hình ảnh đẹp.

“Đây là qu ngt cho c đi ngũ qun tr, tình nguyn viên, thy cô giáo, các mnh thưng quân đã chung tay góp sc vi s mnh vì thế h mm non có th tiếp cn vi nhng ngun tri thc mi. Chúng tôi có th rt bn nhưng nó không ngăn đưc chúng tôi làm vic tt cho xã hi. Chúng tôi s không dng li, s đu tranh quyết lit đ đt đưc mc tiêu 1.000 thư vin đến vi 1 triu tr em trên khp Vit Nam trong giai đon năm 2023 đến 2030”, bà Nguyn Phi Vân (ngưi sáng lp d án “Thư vin ưc mơ” khng đnh.

Dự án không dừng lại ở việc trao tặng thư viện mà luôn có sự kết nối, phối hợp sau đó với nhà trường và thói quen đọc sách để đảm bảo dự án mang lại hiệu quả lâu dài cho các em.

“Để đi đến quyết định dừng chân tại một trường học, chúng tôi đã phải cân nhắc rất nhiều yếu tố trong đó sự quyết tâm, cam kết đồng hành của ban giám hiệu lan tỏa văn hóa đọc cho các em. Cụ thể, mỗi trường học cam kết sẽ có tiết đọc sách bắt buộc. Thầy cô cùng học trò đọc sách. Sau đó, các thầy cô là người phát động những chương trình thi đua chia sẻ cảm nhận sau khi đọc các cuốn sách, cảm nhận về những cuốn sách mới”, bà Vân cho biết.

Vun đp ưc mơ cho hc sinh

Dù bận rộn và gặp nhiều khó khăn trong hành trình mang “Thư viện ước mơ” đến các em nhưng các thành viên trong dự án chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc. Bởi tất cả đều có chung suy nghĩ đó là giúp các em được tiếp cận với những cuốn sách hay, ý nghĩa và vun đắp ước mơ cho các em.

Bạn Trần Thị Thu Trang (sinh viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) chia sẻ: “Em đồng hành cùng dự án được gần 2 năm qua. Từ TP.HCM đi các tỉnh ở xa để trao thư viện cho những em nhỏ, các tình nguyện viên phải đi quãng đường rất dài mới tới địa điểm. Có những trường, chúng em lội bộ trên con đường đầy sình lầy, cây cỏ, thậm chí bị mắc mưa ướt sũng… Nhưng khi thấy các em vui mừng, ánh mắt sáng long lanh khi cầm trên tay những cuốn sách mà chúng em mang tới, chúng em cảm thấy mọi mệt mỏi tan biến. Đó chính là động lực để em đồng hành cùng dự án”.

Từ khi có “Thư viện ước mơ”, các thầy cô giáo ở những ngôi trường còn nhiều khó khăn dạy học nhẹ nhàng hơn. Vì qua những trang sách mà “Thư viện ước mơ” mang tới, các em có thể dùng để tham khảo bổ sung kiến thức cho môn học.

Thầy Phạm Quang Thiện (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng tỉnh Kon Tum) cho biết, trường có 4 học sinh dân tộc Kinh còn lại là dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện để mua sách đọc. Nhà trường có thư viện nhưng nguồn sách nghèo nàn, chủ yếu là sách tham khảo, sách hàn lâm nên các em không thích. Từ khi có “Thư viện ước mơ”, các em đã dần yêu thích sách, giờ ra chơi nhiều học sinh tập trung vào thư viện đọc sách. Cũng nhờ thư viện này mà các giáo viên trong trường dạy học nhẹ nhàng hơn nhiều so với trước đây. “Có nhiều mạnh thường quân đầu tư tài trợ thực phẩm, những món ăn thể chất nhưng dự án “Thư viện ước mơ” lại chọn trao tặng món ăn tinh thần có thể tồn tại và vững bền”, thầy Thiện chia sẻ.

Em A Tỉnh (học sinh Trường Tiểu học Kơ Pa Kơ Lơng) bày tỏ: “Những cuốn sách mới tinh thơm mùi giấy trắng, đây là niềm hạnh phúc với cháu. Những câu chuyện từ trong sách đã cho cháu thêm nhiều niềm tin về cuộc sống để vượt qua khó khăn. Cháu ước cho “Thư viện ước mơ cũng đến với những bạn khác giống như cháu”.

H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)