Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mang con chữ tròn trịa cho những mảnh đời khuyết

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Gn 10 năm đng trên bc ging, thy Nguyn Xuân Vit – giáo viên Trung tâm H tr phát trin giáo dc hòa nhp Đà Nng đã n lc hết mình đ đem đến nhng con ch tròn tra cho hàng trăm mnh đi khiếm khuyết.

Thy Nguyn Xuân Vit trong mt tiết dy cho HS mc hi chng khó đc

Thầy Việt bảo, hạnh phúc của người giáo viên là khi học trò mình đọc tròn con chữ, thạo phép tính và đặc biệt là tiến bộ hàng ngày trong việc tự lập sinh hoạt cá nhân…

Nhng tiết hc đc bit

Sau nhiều lần lỡ hẹn vì lịch dạy học kín mít, tôi cũng có cuộc gặp với thầy Việt. “Hôm nay tôi có giờ dạy giáo dục cá nhân với một HS lớp 2 Trường Tiểu học Hồng Quang mắc hội chứng khó khăn về đọc”, thầy Việt phân bua vì quỹ thời gian hạn hẹp dành cho khách. Trong căn phòng nhỏ có đầy đủ dụng cụ học tập, thầy Việt bắt đầu bài dạy của mình bằng nụ cười tươi, ánh mắt trìu mến. Thầy Việt bảo, “Em học trò này được phụ huynh đưa đến trung tâm để học tiết giáo dục cá nhân khi đã gần hết năm học lớp 1, nên tôi áp dụng phương pháp cho HS học từ nguyên khối, chứ không bắt đầu bằng bài học đánh vần nữa”. Thầy Việt nói, vừa bắt đầu giảng cho HS, tay cầm những vật thể cụ thể hoặc mô hình như chiếc quạt máy, thước kẻ, phấn, tập vở… để tập đọc cho học trò. Đó là cách giúp học trò ghi nhớ từ một cách dễ dàng nhất.

Hiện thầy Việt đảm nhận việc giảng dạy cho khoảng 15 em học hòa nhập hoàn toàn tại các trường tiểu học, THCS. Một số trường hợp theo học thầy Việt khi 5 tuổi. Theo hồ sơ đánh giá cá nhân cho thấy thời điểm đó các em chưa có ngôn ngữ, lúc các em nói, nhiều từ phải đệm thêm từ khác vào như “a quạt”, “a ca”, “a ba”… Thầy Việt kể, trường hợp em H.Đ là trường hợp tương tự kể trên. Sau khoảng 3 năm được thầy giảng dạy, hỗ trợ thì em H.Đ được chuyển đến học hòa nhập tại một trường tiểu học bên ngoài.

Thầy Việt cho biết, trong công tác đánh giá, giáo dục cá nhân, mỗi một HS có một mức độ tiếp nhận, tính cách và thể trạng khác nhau nên giáo viên cũng phải có sự linh hoạt trong tổ chức, sử dụng phương pháp giảng dạy và phải xây dựng mục tiêu giáo dục ngắn và dài hạn, rồi chia nhỏ để đem lại hiệu quả cao. “Cũng có nhiều lúc, đang dạy nhưng các em không tiếp thu được, thầy phải cùng trò tạm nghỉ học để tham gia các trò chơi tạo cảm hứng cho các em. Nghề này là vậy, người thầy giáo phải kiên nhẫn, yêu thương, nhẹ nhàng và xem trò như một người bạn mới có thể giúp các em thay đổi và tiến bộ được”, thầy Việt trải lòng.

Gn 10 năm đng trên bc ging

“Vi giáo viên ph trách giáo dc đc bit, mt gi dy thành công đôi khi không ch là vic truyn đt kiến thc cho các em mà ch đơn gin là gi cho lp trt t tránh đ các em chy ra bên ngoài gây n ào gia gi hc, giúp các em v sinh sch s…”, thy Vit k.

Thầy Việt tốt nghiệp khóa đầu tiên (năm 2008) của ngành sư phạm giáo dục đặc biệt, Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng. Tiếp đó thầy tham gia thêm hai khóa học ngắn hạn về công tác xã hội ở Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội và vào TP.HCM, đi thực tập tại Bệnh viện Nhi đồng 1 về chăm sóc, trị liệu cho trẻ khuyết tật. “Đã chọn theo con đường giúp trẻ khiếm khuyết thì phải theo đến cùng và nắm bắt thật vững những kiến thức thật tốt. Những khóa học sau ĐH này giúp tôi có thêm kiến thức và trải nghiệm thực tế để làm tốt công việc của một giáo viên trong môi trường giáo dục đặc biệt”, thầy Việt nói.

Còn nhớ năm đầu tiên thầy Việt về nhận công tác tại Trường Phổ thông chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu (nay là Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng) thầy được phân công là giáo viên hỗ trợ của lớp 2 – đây là lớp có HS khuyết tật trí tuệ nặng nhất của trường. Phải mất 2 tháng thầy mới làm quen và bắt nhịp được với công việc giảng dạy thực tế bởi ở đây không đơn thuần là giảng dạy mà còn kiêm luôn việc vệ sinh cho HS.

Gần 10 năm theo các lớp dạy trẻ đặc biệt, thầy Việt bảo: “Ngày trước thời còn sinh viên, mỗi lần nhìn thấy các em bị khuyết tật mình thương lắm. Cứ nghĩ sau này sẽ nỗ lực hết mình để cùng phụ huynh giúp các em cải thiện được phần nào khiếm khuyết của mình. Đó cũng là động lực để mình theo đuổi con đường mình chọn lựa”. Thầy Việt nói, dù công việc dạy trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn, nhưng thầy vẫn thấy hạnh phúc với sự chọn lựa của mình. Thầy Việt cho rằng, nếu phụ huynh có con em bị khiếm khuyết nỗ lực nhiều hơn, phối hợp thường xuyên với giáo viên trong trao đổi thông tin để cùng chung tay với giáo viên can thiệp tốt nhất cho các em. Phụ huynh quan tâm hỗ trợ con càng nhiều, đưa con đi can thiệp càng sớm thì kết quả thu lại càng khả thi hơn. “Hạnh phúc của tôi là mỗi lần trẻ nhận biết được mặt chữ, phép tính, lễ phép vòng tay chào thầy giáo hay là cử chỉ giúp đỡ bạn trong lớp học… Chỉ ngần ấy cũng đủ để tôi vượt qua khó khăn, trụ lại với nghề”, thầy Việt chia sẻ!

Bài, nh: Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)