Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mang hy vọng đến cho học sinh thiệt thòi

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Yêu ngh, mến tr, 3 n sinh Phm Th Ái Đông, Lê Th Thúy Hng, Nguyn Th Khánh Hương, sinh viên Khoa Tâm lý giáo dc – Trưng ĐH Sư phm – ĐH Đà Nng đã bt tay thc hin đ tài “Nghiên cu các yếu t nh hưng đến kh năng tiếp cn giáo dc ca hc sinh khuyết tt ti Đà Nng”. Vi nhng gii pháp đưc đưa ra mang đến hy vng v mt môi trưng giáo dc công bng cho nhng hc sinh thit thòi!

3 giáo sinh Khánh Hương, Ái Đông và Thúy Hng (t trái sang) mang hy vng đến cho hc sinh thit thòi

1.Lê Thị Thúy Hằng – nữ giáo sinh không may mắn khi đôi tay bị khuyết tật có sự đồng cảm lớn với những mảnh đời không may khiếm khuyết một phần cơ thể. Đó cũng là động lực để ý tưởng tìm kiếm giải pháp giúp học sinh khuyết tật tiếp cận giáo dục ra đời. Hằng còn tìm thấy ở hai người bạn của mình là Ái Đông và Khánh Hương có nhiều quan điểm tương đồng. Cả 3 quyết định lập nhóm và bắt tay hiện thực hóa ý tưởng trên.

Nhóm trưởng Ái Đông chia sẻ, thời gian gần đây, học sinh khuyết tật đã được chăm lo, tạo điều kiện tiếp cận giáo dục nhiều hơn trước, tuy nhiên vẫn đang dừng ở một mức độ nào đó, hầu như chưa có những dịch vụ hỗ trợ cụ thể cho học sinh khuyết tật một cách toàn diện. Trước khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài, nhóm đã tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu như báo cáo quốc gia về người khuyết tật. Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ người khuyết tật trong độ tuổi trưởng thành từ 16 tuổi trở lên tốt nghiệp tiểu học chiếm 47,8%, thấp hơn nhiều so với người bình thường trong cùng độ tuổi (82,9%). Tại Đà Nẵng, theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện toàn thành phố có khoảng 182 ngàn người khuyết tật, trong đó có 12.634 người khuyết tật nặng. Đây là con số không hề nhỏ và khả năng tiếp cận dịch vụ giáo dục của học sinh khuyết tật vẫn còn hạn chế.

2.Để đưa ra được các giải pháp thiết thực, nhóm mất 7 tháng ròng rã đi đến các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật để lấy số liệu điều tra về nhu cầu của học sinh, phụ huynh nhằm có kết quả đánh giá trung thực và chính xác nhất. “Quá trình lấy số liệu, nhóm nhận thấy có 4 yếu tố chính ảnh hưởng đến tiếp cận giáo dục của học sinh khuyết tật đó là yếu tố cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. Hiểu một cách nôm na ở yếu tố cá nhân thì thể chất và nhu cầu học tập ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ khuyết tật. Thứ hai là về phía gia đình có nhiều tác động khác như nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng cho trẻ khuyết tật đến trường, nhà đông con cái, nhà ở địa bàn xa xôi cách trở, số lượng thông tin ít gây khó khăn cho trẻ khuyết tật trong tiếp cận. Thứ ba là về phía nhà trường thì ảnh hưởng lớn nhất là phương pháp dạy học. Thứ tư về phía xã hội thì yếu tố chất lượng nguồn thông tin về các trường dành cho trẻ khuyết tật còn khiêm tốn”, Ái Đông cho biết.

“Vi mi thành viên trong nhóm, gii thưng là nim vui và đng lc đ chúng em tiếp tc n lc hơn trong tương lai. Nhưng hơn hết, nhóm mong đ tài s đưc quan tâm trin khai giúp các em nh khuyết tt có nhiu hơn cơ hi đến trưng”, nhóm trưng Ái Đông bc bch.

Từ những phân tích trên, nhóm đã đưa ra 4 giải pháp cụ thể nhằm giúp trẻ khuyết tật tiếp cận tốt hơn với giáo dục. Các phương pháp nhóm hướng đến bao gồm: Nâng cao nhận thức về vai trò của tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật; Áp dụng mô hình giáo dục hội nhập rộng rãi trên toàn thành phố; Đổi mới phương pháp dạy học và định hướng giá trị học tập phù hợp với học sinh khuyết tật, đồng thời cải thiện cơ sở vật chất cơ sở giáo dục; Tăng cường các kênh thông tin và chất lượng nội dung các nguồn thông tin hỗ trợ tiếp cận giáo dục cho học sinh khuyết tật. Để thực hiện được điều này phải có sự phối hợp của nhiều thành tố khác nhau như cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và Nhà nước.

3.Khánh Hương chia sẻ: “Quá trình thực hiện đề tài nhóm gặp nhiều khó khăn, nhất là bố trí thời gian hợp lý đến các trung tâm có trẻ khuyết tật đang học tập để phỏng vấn các em về nhu cầu học tập. Do các em là trẻ khuyết tật nên để khảo sát được một tấm phiếu đánh giá thì mất rất nhiều thời gian, có khi suốt một ngày ròng rã nhưng nhóm làm được tầm 7, 8 phiếu. Có nhiều trường hợp phải nhờ đến sự hỗ trợ của giáo viên tại nơi đó. Đôi khi có cảm giác muốn buông xuôi vì nhóm phải sắp xếp làm sao để không ảnh hưởng đến việc học ở trường nhưng rồi lại động viên nhau vì một kết quả tốt đẹp hơn phía trước”.

Vượt 419 đề tài dự thi và 186 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội tham dự, đề tài của nhóm đạt giải nhì “Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp bộ, năm 2019” do Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.

Phan L

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)