Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mang rác đi, lấy gạo về!

Tạp Chí Giáo Dục

Khi mang 1kg rác thi nha ngưi dân có th đi đưc 1kg go là chương trình do Qun đoàn và y ban Mt trn T quc Vit Nam Q.1 (TP.HCM) thc hin.


Mt n thanh niên thuc Qun đoàn Q.1 cân rác nha đi go cho ngưi dân

Sau hơn 1 tháng triển khai, hơn 1 tấn gạo đã được đổi cho người dân giúp họ vượt qua khó khăn, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng văn minh đô thị.

1kg rác nha đi 1kg go

Hơn 1 tháng nay, người dân rất hào hứng với mô hình đổi rác thải nhựa lấy gạo. Với mô hình này, tùy vào lượng rác thải nhựa người dân có thể đổi được một lượng gạo tương đương nhưng ít nhất là 1kg rác nhựa đổi 1kg gạo. Ngoài gạo, người dân còn có thể đổi các nhu yếu phẩm khác như: đường, dầu ăn, muối… về sử dụng trong gia đình. Những rác thải nhựa sau khi thu gom lại, các phường sẽ tập kết tại Quận đoàn Q.1, sau đó đưa đi xử lý theo quy định của Nhà nước. Theo anh Trần Đỗ Nam Long (Bí thư Quận đoàn Q.1), mô hình được triển khai tại 10 phường trên địa bàn Q.1. Tùy vào các phường, mô hình đổi rác nhựa lấy gạo sẽ được thực hiện vào mỗi khung giờ khác nhau nhưng thường diễn ra vào buổi sáng để người dân tiện trao đổi.

Sau hơn 1 tháng triển khai, mô hình đổi rác nhựa lấy gạo nhận được sự hưởng ứng và phản hồi tích cực từ phía người dân, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập bị ảnh hưởng trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Đang loay hoay rinh đống ve chai trên chiếc xe đạp cà tàng xuống đổi lấy gạo tại Đoàn phường Nguyễn Thái Bình, cô Hồng Ngọc (người sống bằng nghề thu mua ve chai) chia sẻ: “Ve chai của tôi đa phần là chai nhựa, đồ mủ, giấy vụn mà tôi nhặt được trên đường hoặc mua lại. Những thứ này sau khi thu được, tôi sẽ bán lại vựa để mưu sinh. Thay vì bán 1kg ve chai với giá từ 3-4 ngàn đồng để mua lại 1kg gạo hơn 10 ngàn đồng như hồi trước thì từ khi biết có mô hình đổi rác nhựa lấy gạo, tôi không bán hết ve chai mà dành lại một phần để đổi gạo. Theo tôi, mô hình này rất hay và ý nghĩa”.

“Sau khi mô hình đi rác nha ly go kết thúc, Đoàn phưng chúng tôi s tiếp tc thc hin chương trình “Gian hàng 0 đng” v qun áo, có th là nhu yếu phm chăm lo ngưi dân vào dp cui năm 2020” – anh Bình cho biết.

Đổi lấy được 4kg gạo trên tay, cô Hoàng Mỹ Dung (65 tuổi) cho biết, cô cảm thấy bất ngờ vì nhận được rất nhiều gạo chỉ bằng việc đổi lấy chai nhựa. “Bình thường tôi cũng hay giữ lại mấy chai nước ngọt sau khi sử dụng để bán ve chai nhưng không được nhiều tiền. Hôm nay, thật may mắn vì đổi được 4kg gạo từ đống ve chai này” – cô Dung hào hứng.

Góp phn bo v môi trưng

Thông thường sau khi sử dụng những loại chai nhựa, đồ nhựa sẽ bị vứt vào sọt rác hoặc tại các kênh, rạch làm ô nhiễm môi trường, gây tắc nghẽn dòng nước… Nhưng với mô hình đổi rác nhựa lấy gạo, người dân có thể gom những phế thải khó phân hủy này lại để đổi gạo vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm được một khoản chi tiêu trong gia đình.

Đang gom ve chai anh Hoàng Đức Bình (Bí thư Đoàn phường Nguyễn Thái Bình) quay sang cho biết, mặc dù mô hình triển khai trên địa bàn Q.1 nhưng người dân những nơi khác cũng có thể mang ve chai đến đổi gạo. Điều khiến các đoàn viên, thanh niên vui nhất là không chỉ góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường mà còn hỗ trợ người dân nghèo phần nào vượt qua khó khăn trong mùa dịch. Chẳng hạn những người làm nghề nhặt ve chai bình thường chỉ bán được vài ngàn đồng 1kg, nay họ đổi được 1kg gạo và nhiều nhu yếu phẩm khác, phần nào đỡ đần kinh tế gia đình. “Vì vậy, tôi rất muốn những mô hình này sẽ nhân rộng ra hơn nữa, những câu chuyện về an sinh xã hội sẽ còn được nhắc đến và kéo dài trong thời gian tới để hỗ trợ những người khó khăn” – anh Bình chia sẻ. 

Sau hơn 1 tháng triển khai, mô hình đổi rác nhựa lấy gạo đã vận động được hơn 1.000kg gạo từ các mạnh thường quân. Mỗi Đoàn phường được nhận từ 100 đến 200kg và mô hình sẽ diễn ra đến ngày 18-11 thì kết thúc. Tại Đoàn phường Nguyễn Thái Bình, mô hình đổi rác lấy gạo diễn ra vào sáng thứ tư hằng tuần.

Bài, ảnh: Kiu Khánh

Bình luận (0)