Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Mang sách về bản để thực hiện bình đẳng giới

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Hội LHPN tỉnh Gia Lai, Hội LHPN huyện Krông Pa và Trường THCS Lê Quý Đôn, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, Gia Lai, vừa tổ chức mô hình truyền thông giới thiệu sách thuộc Dự án 8 – về thực hiện bình đẳng giới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong buổi tọa đàm (diễn ra ngày 18.9), bà Phượng đã giới thiệu và hướng dẫn sử dụng bộ sách Câu chuyện truyền thông thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới (gồm có 4 cuốn). Dịp này, đại diện Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam trao tặng trường THCS Lê Quý Đôn tủ sách trị giá 15.000.000 đồng.

Tại sự kiện, nhà văn – nhà báo Nguyễn Thị Bích Hậu đã chia sẻ với học sinh về ước mơ và hành trình đạt được ước mơ thông qua không gian đọc sách chung. Lấy ví dụ về màu hồng không chỉ dành cho con gái, bà đã trò chuyện về giới tính, bí mật giới tính, đồng thời gửi gắm nội dung về bình đẳng giới và bất bình đẳng giới.

Bên cạnh đó, nhà thơ – nhà văn – nhà báo Văn Công Hùng, nguyên Phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai cũng chia sẻ câu chuyện liên quan đến việc đọc sách và hành trình đọc sách. Theo ông, không chỉ văn học mà các đầu sách về lịch sử, khoa học, đời sống… đều mang đến nhiều kiến thức bổ ích.

Với 42 năm sống ở Tây Nguyên cũng như từng có thời gian công tác tại huyện Krông Pa, ông Hùng cũng cho biết thêm về chế độ mẫu hệ cũng như vấn đề bình đẳng giới tại địa phương. Ông nói: “Suy cho cùng, mọi người sống trên đời với nhau đều lấy sự bình đẳng, công bằng làm trọng”.

Mang sách về bản để thực hiện bình đẳng giới  - Ảnh 2.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền có những chia sẻ thực tế về giới tính, giáo dục giới tính bằng ví dụ sinh động, phù hợp với học sinh. Ảnh: NXB

Cô Hoàng Thị Thu Hiền, người sáng lập Dự án sách hay cho học sinh tiểu học dẫn dắt từ câu chuyện “sách tốt”, “sách xấu” đến vấn đề bạn bè, tuổi dậy thì và câu chuyện bạn khác giới lồng ghép giáo dục giới tính cho các em học sinh. Bằng kinh nghiệm từ hơn 35 năm dạy học, cô Hiền có những chia sẻ thực tế về giới tính, giáo dục giới tính qua những ví dụ sinh động, phù hợp với học sinh.

Trường THCS Lê Quý Đôn là trường đầu tiên trong huyện Krông Pa xây dựng câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi” – một trong những mô hình sinh hoạt tuyên truyền của Dự án 8. Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam hy vọng qua sự kiện này, ngoài việc chia sẻ về các đầu sách, những kinh nghiệm về giới và bình đẳng giới đã được lồng ghép sẽ giúp học sinh của trường có thể nhận ra các hủ tục, tập tục lạc hậu, các khuôn mẫu giới ở nơi mình đang sống. Từ đó, góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm hiện chưa phù hợp của đồng bào dân tộc miền núi; để từ hành động nhỏ này, ngày càng có thêm nhiều em học sinh sẽ là “thủ lĩnh của sự thay đổi”, tích cực học tập, rèn luyện và giúp xây dựng quê hương miền núi ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Theo Tuấn Duy/TNO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)