Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mạng xã hội tác động đến kỹ năng sư phạm của sinh viên

Tạp Chí Giáo Dục

ThS. Đ Th Thúy Yến (th 2 t phi sang) cùng nhóm cng s trong ngày báo cáo tng kết đ tài

Đây là kết quả nghiên cứu vừa được ThS. Đỗ Thị Thúy Yến (giảng viên Khoa Chính trị Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cùng cộng sự công bố trong đề tài Tác động của mạng xã hội đến kỹ năng sư phạm của sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Trước sự “trỗi dậy” của mạng xã hội (MXH) trong đời sống xã hội, đề tài đã tiến hành tìm hiểu thực trạng việc sử dụng MXH của sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM để từ đó đưa ra những khuyến nghị nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của MXH đến kỹ năng sư phạm của sinh viên. Theo kết quả thống kê, hầu hết sinh viên sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đều sử dụng MXH, trong đó phổ biến nhất là Facebook, YouTube, Zalo, Google, Instagram. Qua khảo sát trên 300 sinh viên sư phạm của trường, kết quả nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng MXH trong học tập và rèn luyện kỹ năng của sinh viên sư phạm là rất phổ biến song chưa hiệu quả. Có tới 30,3% sinh viên sư phạm dành thời gian trên 4 giờ đồng hồ để sử dụng MXH, chỉ có 2,3% sinh viên sử dụng MXH dưới 1 giờ/ ngày. Đa phần, sinh viên sư phạm sử dụng MXH mọi lúc mọi nơi (chiếm 77,7%).

Thực tế, trong quá trình nghiên cứu, ThS. Thúy Yến có thực nghiệm dạy học bằng Facebook, Google với một số lớp sinh viên. So sánh với những lớp không triển khai công nghệ này, ThS. Thúy Yến cho hay, sinh viên ở các lớp dạy bằng Facebook, Google thì chịu học hơn, tích cực hơn và thích thú hơn, những giờ học cũng trở nên sinh động hơn.

“MXH không chỉ có những tác động tiêu cực mà còn có nhiều mặt rất tích cực. Nếu sinh viên sư phạm biết tận dụng lợi thế này thì sẽ tăng kỹ năng sư phạm như kỹ năng dạy học, tìm hiểu tài liệu dạy học, thiết kế bài giảng…”, ThS. Thúy Yến nhấn mạnh.

Trên thực tế, trong quá trình nghiên cứu, ThS. Thúy Yến chỉ ra rằng, kỹ năng sư phạm của sinh viên sư phạm Trường ĐH Sư phạm TP.HCM hiện nay được đánh giá ở mức bình thường, từ trung bình đến khá, có sự không đồng đều. Nhiều sinh viên giỏi, xuất sắc ở nhóm kỹ năng này nhưng lại yếu ở nhóm kỹ năng khác. Nhưng một số sinh viên lại được đánh giá ở mức yếu, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn đầu ra. Do đó, kỹ năng sư phạm là phạm trù cần được quan tâm nhiều hơn nữa đối với sinh viên sư phạm. Sử dụng MXH là một trong những yếu tố tác động đến kỹ năng sư phạm của sinh viên.

Tuy nhiên, để phát huy mặt tích cực của MXH trong giảng dạy, nghiên cứu cũng chỉ những khuyến nghị rằng không chỉ sinh viên sư phạm cần phải có những kỹ năng, sử chủ động để sử dụng MXH hiệu quả mà từ phía các cấp quản lý cũng phải đưa ra những cảnh báo để hạn chế rủi ro đồng thời có những chính sách hỗ trợ cho sinh viên có điều kiện thuận lợi nhất để học tập, rèn luyện kỹ năng từ MXH. “Từ phía giảng viên cũng nên áp dụng MXH vào trong quá trình giảng dạy, thiết kế bài giảng để tăng sự tương tác với sinh viên, gắn kết, thu hút sự chú ý, kích thích sự sáng tạo của sinh viên”, ThS. Thúy Yến nhấn mạnh.

Yến Hoa

 

Bình luận (0)