Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Mạnh dạn bứt khỏi “vùng an toàn”

Tạp Chí Giáo Dục

“Sai lm ln nht hin nay mà ngay c sinh viên năm 3, năm 4 vn còn gp phi là chưa hiu k v ngành ngh dn đến chn sai. Đ tránh sai lm trên, ngay t bây gi các em phi hiu rõ bn thân mình mun gì. Biết rõ thế mnh ca mình cùng t cht ca bn thân s giúp các em la chn đưc mt ngành ngh phù hp”.

Hc sinh Trưng THPT Nguyn Công Tr đt câu hi trong chương trình

Đó là chia sẻ đầy tâm huyết được ThS. Vũ Quang Huy (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) nhắn nhủ đến học sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ (Q.Gò Vấp) trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019 do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức vừa qua. Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Bên cạnh tư vấn về lựa chọn ngành nghề, trong chương trình các chuyên gia còn “bắt mạch” những băn khoăn của học sinh để đưa ra lời khuyên hữu ích.

Hãy hc tt ngay t bc ph thông

Theo TS. Lê Thị Thanh Mai (Trưởng ban Công tác sinh viên, ĐHQG TP.HCM), học tốt ở bậc phổ thông chính là tiền đề để bước vào ĐH. Các em có thể học giỏi ở bậc phổ thông chưa chắc đã giỏi khi lên ĐH, nhưng đó được coi là bước đệm để các em sẵn sàng làm chủ tri thức, làm chủ bản thân.

Trước câu hỏi “Làm sao để thích ứng với khó khăn của mỗi nghề”, TS. Mai cho rằng ngành nghề nào cũng có những khó khăn riêng, thậm chí là “khó khăn ngoài sức tưởng tượng” hiện nay của các em. Nhưng nếu có đam mê thật sự cùng với khả năng thì mọi khó khăn chỉ là thử thách. “Điều quan trọng là các em biết được sức học của mình đang đứng ở đâu”, TS. Mai nói.

Cũng vấn đề lựa chọn ngành nghề, ThS. Vũ Quang Huy đưa ra lời khuyên: Ngay từ bậc phổ thông, các em cần phải xác định được những môn học thế mạnh của mình, từ đó tham khảo để đưa ra “những ngành nghề trong tầm tay” như giỏi hóa có thể theo ngành công nghệ sinh học, kỹ thuật vi sinh, y, dược; giỏi toán có thể theo ngành điện – điện tử… Tuy nhiên, để xác định được một ngành nghề phù hợp nhất, các em cần căn cứ thêm vào những tố chất của bản thân để xem mình có hợp với ngành nghề hay không.

“Chúng ta học một ngành nhưng lại có thể làm rất nhiều nghề. Cơ hội việc làm là rất nhiều, nên các em đừng sợ thất nghiệp. Mà đã không sợ thì không bao giờ thất nghiệp”, ThS. Huy nhắn nhủ.

Học ngoại ngữ chưa bao giờ là muộn

Trong chương trình, bên cạnh những băn khoăn về ngành nghề, các em học sinh trong trường còn chia sẻ rất nhiều tâm tư về việc bắt đầu học ngoại ngữ để đi du học, để học ngành ngoại giao, để theo những ngành học thiên về ngôn ngữ liệu bây giờ có còn kịp?

“Bắt mạch” những tâm tư này, chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An cho biết thật ra con đường đi dù ngàn dặm cũng được bắt đầu bằng một bước đi. Bất cứ việc nào cũng đều cần sự khởi đầu. “Các em nên cố gắng học thật giỏi một lĩnh vực nào đó còn hơn là ôm đồm thật nhiều thứ. Nếu xác định theo học tiếng Anh thì hãy học thật giỏi tiếng Anh. Đi du học hay làm các lĩnh vực liên quan đến ngôn ngữ, đừng sợ các em sẽ bị hòa tan trong môi trường mà ai cũng phải giỏi tiếng Anh. Các em hãy “thổi hồn mình” vào chính ngôn ngữ trong môi trường đó. Hãy khẳng định bản thân bằng chính bản sắc của mình”, ông An phân tích.

Mc dù hin gi em chưa tht s gii tiếng Nht, nhưng em li rt mun du h Nht ngay sau khi tt nghip THPT đ th thách bn thân. Thế nhưng, ba m li mun em hc ĐH  Vit Nam, sau khi tt nghip ri mi đi du hc đ đm bo rng em đã trưng thành. Vy em nên du hc vào thi gian nào là hp lý nht? – Như Ngọc (lớp 12A3 Trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q.Gò Vấp)

– Bà Nguyn Trương Linh (Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh, Tổ chức Giáo dục Blue Galaxy) trả lời:

Du học sau THPT có rất nhiều sự lựa chọn. Hoặc là đi ngay sau khi tốt nghiệp, hoặc là học vài năm ở Việt Nam rồi sau đó mới đi. Tùy vào bản thân từng người có những nhận định khác nhau để lựa chọn. Nếu bản thân em đã xác định sẽ du học thì lựa chọn tốt nhất là đi ngay sau khi tốt nghiệp THPT. Du học sớm có rất nhiều lợi ích như: cơ hội nghề nghiệp cao, mức độ thích nghi cũng cao hơn.

Chi phí du học Nhật cũng không quá cao so với các nước khác, văn hóa cũng có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Nếu chưa thông thạo tiếng thì khi qua Nhật sẽ được học từ 1,5 năm đến 2 năm tiếng trước khi chuyển tiếp lên bậc CĐ, ĐH. Du học sinh tại Nhật sẽ được làm thêm không quá 28 giờ/tuần, phần nào hỗ trợ các khoản sinh hoạt phí. Điều kiện để du học Nhật cũng không quá khắt khe, chỉ cần điểm tốt nghiệp THPT trung bình trên 6.0 và trình độ tiếng Nhật N5 (sơ cấp).

Tuy nhiên, để đảm bảo rằng em có thể du học Nhật sau khi tốt nghiệp THPT thì ngay từ bây giờ hãy trang bị cho bản thân một hành trang thật tốt. Đó là tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật, những khác biệt giữa hai nền văn hóa Việt – Nhật để không còn bỡ ngỡ. Tìm hiểu kỹ về ngành nghề mà mình sẽ học tại Nhật, và đặc biệt là cố gắng trang bị tiếng Nhật thật tốt.

Q.Long (ghi)

Có chung nhận định, ông Trần Minh Dương (Phó phòng Tuyển sinh, ĐH Broward Hoa Kỳ) cho biết thêm, với ngoại ngữ sẽ không bao giờ là quá muộn bởi sự học là suốt đời. Nó chỉ thật sự muộn nếu các em không hành động ngay từ hôm nay.

Mnh dn bt ra khi “vùng an toàn”

“Vùng an toàn” ở đây, theo các chuyên gia tư vấn chính là sự bảo bọc của cha mẹ, sự quen thuộc trong cuộc sống, những khuôn mẫu nghề nghiệp của người thân… Rất bình yên, không sóng gió nhưng lại chi phối đến những quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bản thân. Em Đăng Quang (học lớp 12A5) chia sẻ rằng bản thân từ nhỏ đã ước mơ trở thành giáo viên THCS như anh trai. Nhưng trình độ của em vừa phải, các môn học cũng không có sự nổi trội. Vậy làm thế nào để có thể thực hiện ước mơ đó.

Theo chuyên gia tâm lý Đào Lê Hòa An, việc định hướng theo thần tượng là khá hay nhưng nghề giáo không chỉ có tài ăn nói, khả năng diễn đạt mà còn đòi hỏi rất nhiều các tố chất khác. “Nếu các em muốn du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT và gia đình hoàn toàn có khả năng thì các em nên đi, nhưng hãy đảm bảo rằng bản thân đã chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng. Còn nếu các em muốn theo nghề giáo thì hãy “lắng nghe” chính niềm đam mê và năng lực của mình để lựa chọn chứ đừng nhìn vào anh chị trong gia đình. Các em hãy mạnh dạn bước ra ngoài “vùng an toàn” của bản thân, xem mình còn có khả năng nào hay không để lựa chọn hướng đi phù hợp”, ông An nhắn nhủ.

Yến Hoa

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)