Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Mạnh dạn trải nghiệm trước khi chọn nghề

Tạp Chí Giáo Dục

Đ không b đng và bưc “ht chân” trong vic chn ngành ngh, các em hãy là ngưi ch đng: ch đng trang b kiến thc cũng như k năng. Đây chính là cách các em nm bt tương lai ca bn thân.

Rt đông hc sinh Trưng THPT Võ Trưng Ton tham gia chương trình hưng nghip

Đó là lời khuyên được ThS. Phạm Ngọc Thanh (nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM) nhắn nhủ đến học sinh lớp 12 Trường THPT Võ Trường Toản (Q.12) trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 11 năm học 2018-2019, do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp với Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức vừa qua. Chương trình có sự đồng hành của Trường ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH) và Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF).

Phi “hiu bn thân” ri hãy la chn

Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, hơn ai hết, ông Phạm Ngọc Thanh hiểu rõ áp lực của học sinh lớp 12 trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề. Theo ông, muốn lựa chọn được một ngành nghề phù hợp với bản thân, trước tiên các em học sinh phải thật sự hiểu mình. “Hiểu mình mạnh ở lĩnh vực nào, môn học nào và hạn chế ở lĩnh vực nào, môn học nào. Đồng thời, hiểu được mình muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Khi nắm được tâm tư của chính mình, tự bản thân các em sẽ có hướng đi phù hợp cho mình”, ông Thanh nhận định.

Cùng chung nhận định, chuyên gia tâm lý Chế Dạ Thảo cho rằng bản thân mỗi người luôn có những tố chất để phù hợp với một ngành nghề nhất định. Nếu “khai phá” được những tố chất đó, các em sẽ biết được mình phù hợp với lĩnh vực nào. “Có rất nhiều “kênh” để giúp các em tìm ra tố chất của bản thân. Nhưng quan trọng nhất là các em hãy mạnh dạn trải nghiệm, nghĩ mình hợp với ngành nào thì tìm hiểu về ngành đó, trang bị thêm các kiến thức và nỗ lực hướng đến ngành đó…”, bà Thảo chia sẻ.

Ngành nào cũng có nhiu cơ hi vic làm

Trong chương trình, nhiều học sinh bày tỏ băn khoăn về xu hướng việc làm trong tương lai của những ngành quản trị kinh doanh, quan hệ công chúng, marketing, thiết kế đồ họa, dược… Đồng thời các em cũng bày tỏ mong muốn tìm hiểu cơ hội việc làm đối với những ngành nghề khác trong xã hội.

Theo ThS. Nguyễn Đình Đương (Phó ban Tuyển sinh, HUTECH), ngành nghề nào cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm; đặc biệt trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 chứng kiến sự lên ngôi của nhiều ngành nghề mới và dòng dịch chuyển lao động trên toàn cầu, cho phép người lao động có thêm nhiều lựa chọn ngành nghề hơn. Học một ngành nhưng có thể làm nhiều nghề trong xã hội. Tuy nhiên, ông Đương cũng lưu ý các em học sinh, dù lựa chọn ngành nghề nào thì cũng cần phải có thêm yếu tố ngoại ngữ để “tìm được chỗ đứng trên sân nhà”.

“Các ngành quản trị kinh doanh, quan hệ công chúng hay marketing… đều có sự tương đồng khi cung cấp cho người học kiến thức về kinh doanh, giao tiếp. Tuy nhiên, ở mỗi ngành nghề lại đòi hỏi người học những tố chất riêng biệt. Nhưng trên hết, để xác định theo nghề và tìm cho mình được một công việc, ngoài kiến thức chuyên môn các em phải có thêm kiến thức về ngoại ngữ, các kỹ năng mềm như lập kế hoạch, làm việc nhóm, quản lý thời gian…”, ông Đương cho biết.

L.Quân

 

Bình luận (0)