Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mạnh tay với “cò” du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mt trong nhng vn đ “nóng” ti din đàn k hp th 5 HĐND tnh Lâm Đng khóa IX va qua đưc nhiu đi biu bc xúc, cht vn, đó là nn “cò” du lch trên đa bàn TP.Đà Lt, huyn Lc Dương chưa đưc gii quyết dt đim…

Cnh chèo kéo khách ca “cò” du lch Đà Lt

Đà Lt ra quân dp “cò” du lch

Năm 2017, trên địa bàn TP.Đà Lạt, huyện Lạc Dương tình trạng “cò” trong hoạt động du lịch, kinh doanh dịch vụ gây bức xúc cho du khách và nỗi “xấu hổ” đối với cư dân TP hoa. Thực hiện sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở VH,TT&DL đã phối hợp với các lực lượng chức năng trong tỉnh và TP.Đà Lạt “ra quân” thanh tra, kiểm tra, truy quét và xử lý… Nhờ đó, nạn “cò” tạm lắng xuống.

Tuy nhiên, trong những tháng đầu năm 2018, khi khách du lịch các tỉnh, thành trong cả nước và khách nước ngoài đổ về Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng trong mùa du lịch hè năm nay, thì nạn “cò” du lịch lại “tái phát”, tiếp tục tạo ra những hình ảnh xấu, gây thiếu thiện cảm của du khách đối với TP thơ mộng; làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh du lịch Đà Lạt vốn rất được bạn bè gần xa yêu mến…

UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo UBND TP.Đà Lạt đã “hạ quyết tâm” mạnh tay dẹp cho được nạn “cò” tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào.

Theo đó, liên tiếp những ngày đầu tháng 7-2017, các cơ quan chức năng TP.Đà Lạt đã mở nhiều đợt ra quân chấn chỉnh, lập lại an ninh – trật tự, nhằm lấy lại uy tín thương hiệu du lịch Đà Lạt trong mắt du khách và bạn bè quốc tế.

Việc làm đầu tiên mà từ trước nay chưa thực hiện, đó là Công an TP.Đà Lạt đã quyết định công khai 7 cơ sở bán hàng đặc sản đã nhiều lần thuê “cò” chèo kéo, ép buộc du khách mua hàng lên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng. Trong đó, nêu danh những cơ sở kinh doanh nhiều lần vi phạm, đã bị xử phạt hành chính; song vẫn tiếp tục tái vi phạm.

Công an Đà Lạt cũng đã lập 2 tổ (mỗi tổ 5 chiến sĩ) chốt trực liên tục tuần tra tại khu vực các “cò” đặc sản thường tụ tập chèo kéo du khách. Các trinh sát hình sự mặc thường phục, cùng chiến sĩ Đội điều tra tội phạm kinh tế, kết hợp với lực lượng CSGT TP túc trực, rà soát xử lý các đối tượng tại các khu du lịch thường xuyên, liên tục vào giờ cao điểm. Qua các đợt “ra quân”, Công an Đà Lạt đã bắt, xử lý 89 đối tượng “cò” đặc sản, tạm giữ 78 xe gắn máy (phương tiện “cò” sử dụng để tiếp cận, dụ dẫn khách); xử phạt hành chính trên 108 triệu đồng; xử lý 42 cơ sở kinh doanh hàng đặc sản Đà Lạt thuê “cò”, phạt hành chính và tịch thu hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, trị giá trên 200 triệu đồng…

Lý do “còn” tn ti?

Qua nghiên cứu, khảo sát, tình trạng “cò” du lịch ở Đà Lạt và tại huyện Lạc Dương chủ yếu tập trung vào các dịch vụ như: ăn uống, khách sạn, nhà hàng, giải trí, buôn bán hàng đặc sản, các điểm biểu diễn cồng chiêng, nhà vườn… Các “cò” chèo kéo, dụ dẫn khách đến các điểm này để ăn chia hoa hồng; thậm chí bắt chẹt, đe dọa, hành hung du khách… Phương tiện cơ động nhất là dùng xe máy bám theo các đoàn xe khách du lịch từ các nơi đến Đà Lạt; chia ra nhiều nhóm nhỏ hành nghề manh mún, hoặc kết nối liên tỉnh để cốt đưa khách vào “tròng”!

Các chủ kinh doanh vì lợi nhuận trước mắt đã thuê “cò”, hướng dẫn viên, thậm chí các lái xe đưa rước khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại cơ sở của mình và sẵn sàng “chi đậm” để giữ mối… làm ăn! Do vậy, dù bị xử lý, bị phạt, có cơ sở phạt hành chính nhiều lần vẫn tái phạm.

Đối với “cò”, dù biết lực lượng chức năng theo dõi, bị xử lý, bị nhân dân và dư luận lên án; song, vẫn “cố bám” với cái nghề cò mồi đầy thị phi này bởi được chi “khủng”! Một số “cò” khi bị bắt đã trả lời cơ quan chức năng rằng, được các chủ cơ sở kinh doanh chia hoa hồng từ 20 tới 30% trên hóa đơn du khách mua hàng đặc sản, hoặc số lượng người vào các điểm biểu diễn cồng chiêng. Ngoài hoa hồng, các chủ cơ sở kinh doanh đặc sản còn nuôi ăn hằng ngày nên các “cò” chỉ cần chèo kéo khoảng 10 khách vào cửa hàng là có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.

Đó cũng là nguyên do để các cơ sở kinh doanh các mặt hàng đặc sản đẩy giá lên cao hơn so với giá bán thực tế để kiếm lãi và chi phí chi trả hoa hồng cao cho “cò” hay tài xế, hướng dẫn viên du lịch… Và, người phải chịu thiệt chính là khách du lịch!

Các trinh sát công an cho biết, khi bị truy bắt, các “cò” thường thoát thân bỏ lại xe máy. Nhiều đối tượng bị giữ xe, xử phạt hành chính 2-3 triệu đồng, nhưng vì lợi nhuận làm “cò” cao nên lại tiếp tục tái phạm. Trong số 78 xe gắn máy “cò” sử dụng “hành nghề” bị công an tạm giữ, chủ phương tiện chấp nhận bỏ luôn xe…

Điều đáng nói là, hiện nay, ngoài “cò” chính hiệu, nhiều tài xế, hướng dẫn viên các tour du lịch khi đưa khách lên Đà Lạt đều nhận phần trăm hoa hồng khá cao nếu đưa khách vào mua hàng đặc sản ở các cơ sở, hoặc ăn uống. Các tài xế, hướng dẫn viên chỉ cần dẫn khách tới, chủ cơ sở sẽ chi ít nhất 500.000 đồng mỗi người, nếu đưa được khách đến đông hơn sẽ được chi cao hơn…

Vấn nạn này có lẽ sẽ khó giải quyết dứt điểm nếu địa phương và ngành chức năng không có biện pháp khác thực sự hữu hiệu…

Bài, ảnh: Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)