Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Marketing Online – Quảng bá – PR tuyển sinh không cần tốn chi phí

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mỗi năm, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trung học Phổ thông bỏ ra rất nhiều tiền cho công tác tuyển sinh nhưng không hiệu quả. Làm sao để giảm thiểu chi phí mà lại có nhiều người học? Câu hỏi đó chỉ được giải đáp với chiến lược Internet – Marketing.
Xoay quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Giáo dục có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thái Duy, Chủ tịch Hội Internet – Marketing thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch sáng lập trường BeTraing. Trường BeTraing đã đào tạo chiến lược Marketing cho rất nhiều đơn vị đang thực hiện Marketing, quảng bá hiệu quả, giảm tối đa chi phí.
Marketing – online, có hàng trăm công cụ kết nối tuyển sinh hiệu quả
PV: Thưa ông, là chuyên gia trong việc tư vấn, đào tạo Marketing Online cho các doanh nghiệp, ông có nhận định thế nào về việc tuyển sinh, quảng bá thương hiệu của các trong thời gian qua?
Chủ tịch Nguyễn Thái Duy: Tôi phải nói rằng các trường hiện nay đang lãng phí lớn và chưa biết cách tuyển sinh và quảng bá hình ảnh hiệu quả. Thứ nhất: tốn chi phí. Các trường thường bỏ tiền in rất nhiều tờ rơi đi phân phát khắp nơi nhưng đa phần bỏ đi rất tốn kém. Sao không biến nó thành những món quà cho học sinh, phụ huynh lưu giữ cả đời. Thứ hai: quảng cáo tràn lan. Nhiều trường bỏ mấy chục triệu quảng cáo hình ảnh trên các phương tiện truyền thông. Số tiền của họ trôi vèo chỉ vài phút nhưng không đi đúng vào đối tượng tuyển sinh. Mà thực tế đáng buồn là người dân không ưa gì quảng cáo. Thứ ba: chưa tận dụng hết thế mạnh của mình. Các trường đều có website riêng nhưng chưa biết tận dụng hết tiềm năng của nó. Họ không biết rằng, quảng bá thương hiệu trường học, tuyển sinh tốt và rẻ nhất từ chính website của họ. Nếu có chiến lược tốt, Internet – Marketing sẽ chăm sóc học sinh, sinh viên tương lai chứ không chỉ để học viên đã học ở trường lên xem điểm.
PV: Ông cho biết nhà trường có thể áp dụng chiến lược Internet – marketing đối với việc quảng bá và tuyển sinh như thế nào? 
Chủ tịch Nguyễn Thái Duy: Trên Internet có rất nhiều công cụ mạnh, PR thương hiệu cực tốt. Khi áp dụng tổng thể hoạt động đó trên Internet, Blog, Mạng xã hội kết nối Google, yahoo, facebook, Bring, từ khóa… mỗi lần tìm kiếm đến những hoạt động của trường mình, thông tin sẽ hiện lên ngay trang đầu tìm kiếm. Điển hình như tuyển sinh dễ nhất là qua Facebook. Mỗi nhân viên của trường có 1 -2 facebook. Các facebook này tìm kiếm và kết bạn với khoảng 5.000 học sinh, sinh viên. Như vậy, mỗi người đã tự tìm cho mình 5 – 10 ngàn sinh viên tiềm năng. Chỉ cần 10 – 20 người trong trường học áp dụng kiểu này, sẽ làm quen được với 50.000 – 2.000.000 học sinh, phụ huynh, sinh viên. Khi tuyển sinh, chỉ cần đưa thông tin lên Facebook thì hàng triệu người biết đến trường mình. Đồng thời, còn có website, nick chat, blog…Nết kết hợp nhiều yếu tố này thành một hệ thống chỉnh thể, nó sẽ vô cùng hữu hiệu. Hiện nay, đa số các học sinh, phụ huynh lướt web, vào các mạng xã hội để tìm kiếm thông tin. Tận dụng và đánh trúng nguồn này, các trường sẽ có người học rất đông mà không cần tốn chi phí, thời gian, công sức để quảng bá.
Sức lan tỏa – kết nối của marketing-online không biên giới
Tuy vậy, sử dụng Internet- marketing phải biết cách quảng bá và quản lý hệ thống. Mỗi trường chỉ cần 1 – 2 người học để nắm bắt tổng thể sức mạnh này rồi truyền lại cho cả trường cùng biết. Như vậy, chỉ cần học một lần mà làm hiệu quả mãi mãi. Đây là giải pháp cho việc rút núi tiền chi cho tuyển sinh khổng lồ hàng năm thành miễn phí hoặc chi phí mức thấp nhất.
Xin cảm ơn ông.
Trịnh Lê Huy

Nếu muốn biết thêm thông tin, hãy liên hệ ngay với
Nguyễn Thái Duy: Chủ tịch CLB Marketing Online Tp HCM để được hỗ trợ tư vấn tuyển sinh miễn phí.
ĐT: 0903811605 (gọi vào lúc 7h sáng – 5h chiều)
e-mail: Duy.nt@betraining.org

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)