Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mặt bằng “vàng” giá “bèo”: Mỏi mòn chờ khách thuê

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tng là “gà đ trng vàng” ca nhiu ch s hu mt bng cho thuê các tuyến ph sm ut ti TP.HCM; tuy nhiên, k t khi dch Covid-19 bùng phát, nhng nơi này phi đóng ca, dán bng cho thuê t tháng này qua năm n nhưng không có ai ngó ti…


Ca hàng nông tri trên đưng Nguyn Đình Chiu (Q.3) dán bng thông báo “Cho thuê nhà”

Giá thuê gim mnh, vn “ế

Rảo quanh những con đường có vị trí “vàng” không khó để bắt gặp những thông báo “cho thuê nhà” được dán đầy trước cửa.

Mặt bằng kế bên hẻm 243 đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) nằm ở vị trí đắc địa, đối diện chợ Bàn Cờ vốn là cửa hàng nông trại bán các loại trái cây tươi, sạch nhưng giờ đã đóng cửa và thông báo cho thuê. Liên hệ theo số điện thoại ghi trên bảng thông báo cho thuê mặt bằng, anh Nam (nhận là chính chủ) cho biết, mặt bằng này có giá 50 triệu đồng/tháng, tuy nhiên nếu khách có nhu cầu thuê trong thời điểm hiện nay sẽ được giảm giá còn 25 triệu/tháng.

“Nếu khách đồng ý thuê mặt bằng này, chúng tôi sẽ giữ mức giá trên trong vòng 6 tháng, sau thời gian đó nếu tình hình dịch bệnh ổn định thì thỏa thuận sẽ tính khác”, anh Nam nói thêm.

Việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như: đóng cửa tạm ngưng hoạt động nhà hàng, quán cà phê, cơ sở cắt tóc, làm đẹp… khiến nhiều cơ sở kinh doanh không trụ nổi, buộc phải trả mặt bằng.

Chị Trần Thu Diễm (chủ mặt bằng 1 trệt, 1 lầu ở đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3) cho biết, trước đây mặt bằng này cho khách thuê bán bún bò Huế, giá 40 triệu đồng/tháng nhưng vì dịch Covid-19, việc buôn bán ế ẩm nên họ đã trả mặt bằng gần một năm nay.

“Trước đó, tôi đã giảm cho họ 20%, sau đó tiếp tục giảm thêm 30% nữa nhưng chỉ cầm cự được 1 tháng khách đã trả mặt bằng. Tôi rao “cho thuê mặt bằng” khắp mạng xã hội, nhờ người quen giới thiệu… mới được vài người gọi điện liên hệ thỏa thuận giá nhưng sau đó cũng biệt vô âm tín…”, chị Diễm tâm tư.

Đường Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ Cách Mạng Tháng Tám đến Ngã sáu Cộng Hòa) dài chỉ khoảng 1km nhưng có hơn 10 mặt bằng treo biển thông báo cho thuê. Theo cô Trần Thị Mỹ Châu (bán nước nơi đây), trước Tết khu vực này chỉ có 3, 4 mặt bằng đóng cửa, thông báo cho thuê, nhưng từ 2 tháng đến nay, các cửa hàng còn lại trụ không nổi nên cũng lần lượt thông báo cho thuê nhưng không thấy ai đến xem.

“Mấy mặt bằng này đắt lắm, chủ cho thuê mấy chục triệu đồng/tháng. Nhưng thời buổi bây giờ khó khăn, các hoạt động kinh doanh không thiết yếu đều tạm dừng, nếu còn hoạt động cũng cầm chừng thì tiền đâu ra mà trả mặt bằng”, cô Châu nói.

Liên hệ mặt bằng cho thuê trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, một người đàn ông cho biết, căn nhà anh cho thuê có chiều rộng là 6m, chiều dài là 13m, gồm 1 trệt, 3 lầu giá 4.500 USD/tháng. Giá khá mềm so với trước đây…

Tuyến đường Nguyễn Trãi, vốn rất sầm uất, hai bên đường buôn bán các mặt hàng quần ào, giày dép, đồ ăn vặt… nay cũng thưa vắng hẳn. Những mặt bằng dù có diện tích không lớn nhưng từng cho thuê với giá “ngất ngưởng”, thì nay cũng đành đóng cửa, mỏi mòn chờ khách.

Các khu vực Q.6, Bình Thạnh, Tân Phú, Gò Vấp… cũng xuất hiện nhiều mặt tiền “chết”. Trước mỗi căn nhà đều chi chít thông báo cho thuê mặt bằng. Trong đó có nhiều mặt bằng có vị trí đẹp – 2 mặt tiền. Dù là mặt bằng “vàng” nhưng giá thì rất bèo mà vẫn chẳng có người thuê…

Có lẽ chưa khi nào mặt bằng nhà phố tại TP.HCM lại ảm đạm như thời điểm này. Việc kinh doanh ế ẩm, thu không đủ bù chi, không trả nổi tiền thuê nhà chót vót nên giải pháp cuối cùng của người kinh doanh là trả mặt bằng, thậm chí chấp nhận bị phạt hợp đồng.

“Xung dc” trm trng

Đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 với tốc độ lây lan nhanh được dự đoán không chỉ là “cú đấm thép” đối với tình hình kinh tế – xã hội mà còn khiến thị trường cho thuê mặt bằng “xuống dốc” trầm trọng.

Nguyên nhân mặt bằng ế ẩm là do nhiều người vẫn đang khá dè dặt, chưa yên tâm, xem đây chưa phải là thời điểm thích hợp để bắt đầu kinh doanh trở lại. Cùng với đó là việc các doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển đổi phương thức kinh doanh, từ hình thức trực tiếp sang bán hàng online, đồng thời trả mặt bằng để giảm chi phí.

Theo thống kê, tháng 1-2021 nhu cầu tìm kiếm nhà phố cho thuê giảm 16% so với tháng 12-2020; tháng 5-2021 cũng tiếp tục ghi nhận mức giảm 20% đối với nhu cầu tìm kiếm thuê mặt bằng nhà phố. Giá thuê liên tục giảm, nếu thời điểm tháng 4-2020, giá cho thuê mặt bằng nhà phố giảm 10-20%; tháng 7-2020, giảm thêm 25-35% thì đến tháng 2-2021, giá cho thuê nhà phố giảm xuống 40%, thậm chí nhiều khu vực còn giảm 50%. Giá giảm vẫn không thoát khỏi tình trạng mặt bằng để trống do không có khách thuê.


Nhng căn nhà tng cho thuê vi giá hàng trăm triu đng/ tháng nay “mi mt” đi khách

Anh Trần Anh Tuấn (kinh doanh quán nhậu Q.Bình Thạnh) cho hay: “Thời điểm trước dịch, yếu tố vị trí thuận tiện và trung tâm đã giúp các chủ cửa hàng mặt phố dễ dàng hút khách, nhất là khách du lịch. Nhờ đó có được mức kinh doanh và tăng trưởng ổn định. Hiện TP.HCM đã chỉ đạo dừng hoạt động kinh doanh không thiết yếu như: quán cà phê, quán nhậu… thì làm sao mà buôn bán được. Đợi dịch bệnh đi qua, mọi hoạt động trở lại bình thường thì lúc đó mới tính tiếp…”.

Chị Trần Thu Ngân (chủ nhà cho thuê tại Q.1) cho biết, nếu đợt giãn cách quá dài và mức giảm tiền thuê không được thống nhất bởi hai bên, chủ nhà phố cũng đã nghĩ đến giải pháp tìm kiếm khách thuê mới và ưu tiên cho khách thuê văn phòng, trụ sở công ty vì nhóm khách này ít bị ảnh hưởng hơn so với ngành bán lẻ.

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, thị trường mặt bằng sẽ tiếp tục khó khăn; bởi vì đối mặt với việc trả hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí từ các khách thuê hiện tại cũng như trong việc tìm kiếm khách thuê mới. Dự báo thế khó của nhà phố mặt tiền cho thuê có thể còn tiếp tục kéo dài đến hết năm 2021 và đầu năm 2022 hoặc lâu hơn.

Kiu Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)