Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mất điểm oan vì chủ quan

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 

Mất điểm oan vì chủ quan
Lưu Quỳnh Hoa (Trưởng bộ môn địa lý Trường THPT Trưng Vương)
Vội vàng + không đọc kỹ đề bài = mất điểm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới, nhiều em học sinh cùng giúp nhau ôn tập. Ảnh: Ngọc Anh

Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn địa lý vừa qua có cấu trúc giống như đề thi tốt nghiệp cấp quốc gia hằng năm. Nội dung các câu hỏi trải đều toàn bộ chương trình môn học khối 12. Tuy nhiên câu hỏi phần địa lý tự nhiên nằm trong chương trình học kỳ 1 trong lúc học sinh vừa học học kỳ 2 xong nên đa phần các em chưa ôn kịp, vì thế có ảnh hưởng đến kết quả môn thi. Riêng về câu kỹ năng (vẽ và nhận xét biểu đồ) là câu dễ, ba-rem điểm lần này có giảm nên bất lợi cho thí sinh. Hơn nữa nhiều em thiếu kỹ năng vận dụng khi giải thích nên ảnh hưởng đến điểm của câu hỏi. Một tình trạng chung là học sinh thường quen dạng câu hỏi khi học ở trong lớp nên chưa tinh ý để phát hiện ra được dạng câu hỏi khác của đề bài, dù cùng một yêu cầu về nội dung kiến thức. Ví dụ: câu hỏi phổ biến là: “Dựa vào Atlat để trình bày…” thì đề thi lại ra theo dạng khác làm cho các em không hiểu cứ nghĩ đây là một câu hỏi khác. Vì thế, điều tôi muốn căn dặn các em là trước hết phải đọc kỹ đề, xác định được dạng câu hỏi mới trình bày nội dung. Qua kỳ thi thử, tôi thấy các bài thi đạt điểm cao là nắm vững kiến thức, học thuộc bài, trả lời đúng yêu cầu của đề ra. Còn những bài làm điểm thấp là do các em học không kịp ôn chưa tới, trình bày thiếu ý hoặc thiếu kỹ năng vận dụng.
Có một điều nữa mà tôi muốn khuyên các em là không phải mọi kiến thức các em đều nhớ hết, nhưng nếu lỡ khi làm bài có những số liệu bị quên hay nhớ mang máng thì khi ghi số liệu các em viết thêm từ “khoảng, gần”. Ví dụ: các em không nhớ chính xác bao nhiêu tấn thì nên ghi khoảng 70 tấn, “độ an toàn” của bài làm sẽ cao hơn. Mặt khác, trong các kỳ thi năm trước, đáp án và ba-rem điểm về các dữ liệu và số liệu cũng thoáng hơn. Qua kỳ thi thử vẫn có tình trạng các em vẽ biểu đồ không chính xác. Muốn vẽ được các biểu đồ thì thí sinh phải biết được các dạng biểu đồ đã học. Khi đã nắm được dạng biểu đồ thì chúng ta không bị lẫn lộn hay bị sót.
Chung quy lại, mọi lỗi sai của thí sinh bắt đầu từ sự vội vàng, cẩu thả, không đọc kỹ đề bài, không chịu suy nghĩ đề ra yêu cầu vấn đề gì và trình bày vấn đề đó như thế nào? Tôi muốn yêu cầu thêm cho các em là sau khi đọc kỹ đề bài chúng ta cần phải có một dàn ý sơ lược nháp sẵn. Dàn ý này không cần sâu và kỹ nhưng rất cần thiết khi làm bài theo hình thức tự luận, giúp người viết định hướng đúng đắn. Đây là một kinh nghiệm đáng quý và mong các em nên làm theo.
Tôi cũng khuyên các em khi viết bài cần phải có câu dẫn. Do thói quen làm bài thi trắc nghiệm nên các em viết câu thiếu chủ ngữ, không có sự dẫn dắt liền ý nên hành văn khó hiểu, thiếu mạch lạc thông suốt. Quan trọng hơn, bài làm tự luận có câu dẫn cũng được cộng điểm, thể hiện tư duy mạch lạc, lý lẽ xác đáng.
Nguyễn Kim Tuyết (Trưởng bộ môn toán Trường THPT Giồng Ông Tố)
Tập trung vào việc rèn kỹ năng tính toán
Môn địa lý đòi hỏi những số liệu chính xác về biểu đồ nên các em phải tính toán cẩn thận, biết vận dụng kỹ năng toán học khi cộng trừ nhân chia. Đặc biệt chú ý tới các câu hỏi về trắc nghiệm khách quan, vì đây là những câu hỏi nhỏ mà nhiều khi các em không để ý tới.
Sau khi chấm hết bài thi thử, các giám khảo đều thấy HS lúng túng ở câu 2a (phần tích phân) do đề thi không ra trực tiếp mà yêu cầu các em phải biết cách biến đổi nghĩa là hơi “đi đường vòng” một chút. Có những câu dễ như câu 1, HS tính toán thật cẩn thận là có thể lấy trọn 3,5 điểm như trong đáp án. Còn một số câu không được điểm tối đa lỗi là do HS đặt toán sai, làm bài vội vàng cẩu thả. Câu hỏi về số phức cũng thuộc loại câu dễ dù kiến thức mới đưa vào chương trình, các em dễ kiếm trọn điểm tối đa (1 điểm). Một số em khác lại không đọc kỹ đề nên đã hiểu nhầm ý đồ người ra đề mà thể hiện rõ nhất là ở câu hình học không gian (phần yêu cầu xác định góc). Đề bài thì cho góc giữa cạnh bên SB và cạnh đáy thế mà có em lại sử dụng góc giữa cạnh bên và mặt đáy. Câu hỏi về hình chóp tam giác trong hình học không gian nhiều em cũng bị “vướng” ở lỗi này.
Bài sẽ không có điểm hoặc ít điểm là do HS làm vội, khái niệm sai và thiếu, như vậy là mất đi một cơ hội thật đáng tiếc. Theo nhận xét của nhiều GV, đề thi thử lần này hay hơn đề thi môn toán học kỳ 2, nhất là phần chọn nâng cao và chuẩn. Do đề hay nên một số em đã liều lĩnh chọn phần nâng cao để thử sức mình trong lúc đề học kỳ 2 thì các em chỉ chọn phần chuẩn, không dám chọn nâng cao.
Qua kỳ thi thử, tôi muốn có lời khuyên với các em HS khối 12: Thời điểm này gần đến ngày thi hầu hết các trường đã ôn xong kiến thức. Công việc chính là chúng ta tập trung vào rèn kỹ năng tính toán, luyện nhiều các dạng bài tập để khỏi mắc lỗi tính sai, tính nhầm. Khi có đề các em nên dành thời gian đọc hết một lượt để thấy khả năng làm bài của mình. Nếu tập trung vào câu khó thì dễ bị rối nên tìm câu nào đơn giản và dễ làm để tính trước.
P.V
LTS: Điều dễ nhận thấy, kỳ thi thử vừa qua đã giúp các thí sinh thấy được lỗ hổng kiến thức của bản thân cũng như có thêm kinh nghiệm để làm bài thi cho thật tốt trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Dưới đây là những chia sẻ của các thầy, cô về những lỗi thí sinh mắc phải và cần nên tránh.
 
Môn toán các em cũng phải đọc kỹ đề, gạch dưới chân những từ quan trọng để nắm yêu cầu chính trong đề ra. Tính toán cần chú ý về dấu, không để âm sang dương hoặc ngược lại.
 

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)