Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mất giọng vì ngại khám ho

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Bắt đầu với cảm giác đau họng. Hai năm sau, các triệu chứng ngày càng xấu đi và ngôi sao ca nhạc người Anh Helena Blackman phải đối mặt với những quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp của cô.
Ho đến mức bong cả gân xương sườn 

Chứng ho của cô nặng đến mức làm bong cả gân xương sườn và hát thì gây đau và dẫn tới sự tăng trưởng lành tính ở dây thanh quản. Một ca phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ vĩnh viễn nguy cơ này nhưng nó cũng hủy hoại giọng cô và có nghĩa chấm dứt sự nghiệp ca hát.
“Đáng ra vào thời điểm bị viêm họng, tôi nên ngừng hát và nghỉ ngơi. Nhưng tuổi trẻ và sự cạnh tranh nghề nghiệp đã ngăn cản tôi”, cô ca sĩ người London 28 tuổi cho biết.
Vấn đề của Helena bắt đầu vào tháng 12 năm 2005, khi cô thức dậy bởi những cơn ho không dứt. Lúc đó, Helena vừa tốt nghiệp trường Nghệ thuật Guildford và đã từng hát 1 năm ở Tokyo. Cô được điu trị bằng kháng sinh với chẩn đoán viêm phổi.
Ngay sau đó, cô tham gia cuộc thi tiếng hát tài năng của BBC. Trong thời gian này, Helena bị ho dữ dội, 2 bên cổ đau khi thở sâu hoặc khi ho nhưng cô lờ đi.
Chỉ 2 tháng sau đó, khi đang biểu diễn, Helena nhận ra là mình không thể ngân giọng. Cô nghĩ rằng mình bị cảm lạnh và cần về nhà nghỉ ngơi nhưng rõ ràng là không có dấu hiệu khỏi bệnh.
Tháng 4/2007, cô đến gặp bác sĩ tai mũi họng Tom Harris và bác sĩ đã phát hiện ra một sự tăng trưởng ở thanh quản của cô. Helena cảm thấy sụp đổ vì nghĩ rằng đó là dấu chấm hết cho sự nghiệp của một ca sĩ.
Cần đi khám khi bị khàn tiếng trên 3 tuần
Theo bác sĩ Harris, sự tăng trưởng này là do lạm dụng giọng nói bằng cách nói hoặc hát trong một sân không đúng, la hét hoặc nói quá nhiều trong khi bị bệnh. Và đây đều là những gì Helena đã làm. Liên tục khan tiếng là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên của tổn thương thanh quản.
“Bất cứ ai bị khàn lâu hơn 3 tuần nên đi kiểm tra và thường 1% các trường hợp hóa ra là ung thư”, BS Harris khuyên.
"Trong giai đoạn đầu, khi chúng còn nhỏ, tăng trưởng lành tính có thể được điều trị đơn thuần bằng liệu pháp lời nói (tức là chỉ cần luyện cách nói mà không làm căng các nếp gấp thanh quản). Tuy nhiên, nếu chúng không được điều trị, phát triển mạnh lên thì cần phải phẫu thuật.
Helene đã được điều trị theo cách thứ nhất nhưng sau 2 năm, giọng nói của cô vẫn không được cải thiện và cô phải thực hiện phẫu thuật.  
Helena nhớ lại: “Họng tôi đã rất đau sau phẫu thuật. Tôi không được phép nói chuyện trong một tuần. Tôi đã phải tránh sữa, đồ uống nóng, thức ăn nhiều gia vị và rượu”. Do sau phẫu thuật, giọng nói của cô bị thay đổi nên cô vẫn tiếp tục phải trị liệu.
Helena bày tỏ: “Nếu có thể quay ngược thời gian, tôi sẽ đi khám ngay khi bị đau họng. Bạn cũng vậy nhé, nhất là khi công việc của bạn sử dụng nhiều giọng nói”.
Phương Uyên / Dan tri

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)