Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mất ngủ 1 giờ, cần ngủ bù bao nhiêu tiếng?

Tạp Chí Giáo Dục

Mất ngủ kéo dài trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe của bạn. 
Đối với đa số chúng ta, giấc ngủ là đặc biệt quan trọng. Nếu thiếu ngủ trong thời gian dài, cơ thể sẽ đón nhận những hậu quả nghiêm trọng.
11 ngày và 25 phút. Đây là Kỷ lục Guinness về số giờ không ngủ lâu nhất mà một người trưởng thành có thể làm được, do Randy Gardner, 17 tuổi, nắm giữ kể từ năm 1963.
Khi ai đó bắt đầu trải qua 24 giờ không ngủ, họ sẽ luôn rơi vào trạng thái "lơ mơ".
Khi ai đó bắt đầu trải qua 24 giờ không ngủ, họ sẽ luôn rơi vào trạng thái "lơ mơ".
Mãi cho tới nay, không ai có thể phá vỡ kỷ lục này, bởi tổ chức Guinness Thế giới kỳ thực đã loại bỏ nó khỏi danh mục từ năm 1997 do những mối nguy hiểm cố hữu liên quan đến việc thiếu ngủ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), giấc ngủ là vô cùng cần thiết trong việc duy trì các chức năng của cơ quan, nội tạng, cũng như khả năng điều chỉnh cảm xúc của cơ thể.
Việc ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tình trạng sức khỏe, bao gồm tiểu đường, bệnh tim, béo phì và trầm cảm.
Các chuyên gia cho biết một người khỏe mạnh cần ngủ từ 6 đến 8 tiếng đồng hồ trong cùng một khoảng thời gian sau 24 giờ. Như vậy, có thể bố trí nhiều giấc ngủ ngắn hoặc một giấc ngủ dài, miễn sao nằm trong khoảng thời gian cho phép.
TS. Oren Cohen từ CDC cho biết khi ai đó bắt đầu trải qua 24 giờ không ngủ, họ sẽ luôn rơi vào trạng thái "lơ mơ". Đó là khi não bộ cho thấy các tín hiệu rằng họ đang ở ranh giới giữa ngủ và thức, thậm chí gặp ảo giác, mặc dù họ có vẻ như đang rất tỉnh táo.
TS. Cohen cũng khẳng định tình trạng thiếu ngủ kéo dài gây ra sức tàn phá lớn cho cơ thể, ngay cả với những người khỏe mạnh, tới mức việc nghiên cứu chúng ở người được coi là việc làm phi đạo đức. Trong quá khứ, đây thậm chí còn được sử dụng như một hình thức tra tấn tâm lý.
Đối với những người mắc bệnh di truyền hiếm gặp gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài, còn gọi là FFI, cơ thể họ sẽ dần yếu đi, rồi cuối cùng chết vì protein bất thường tích tụ, làm hỏng các tế bào não. Trung bình, những người xấu số này chỉ sống được khoảng 18 tháng kể từ khi mắc bệnh.
Ở động vật, một nghiên cứu từ năm 1989 trên chuột cho thấy những con vật chỉ có thể không ngủ trong khoảng từ 11 đến 32 ngày trước khi tử vong.
Một nghiên cứu được thực hiện trên người vào năm 2019 nhận thấy sau khi thức khoảng 16 giờ, các ứng viên không còn sự tỉnh táo và các giác quan của họ kém đi rõ rệt. Lúc này, những người tham gia liên tục mất chú ý khỏi sự việc. Một số thậm chí gặp phải ảo giác.
Nghiên cứu khác thực hiện từ năm 2000 thì phát hiện ra rằng việc thức trong 24 giờ làm giảm khả năng phối hợp giữa tay và mắt tương đương với 0,1% nồng độ cồn trong máu.
Bạn không thể "bù đắp" cho việc thiếu ngủ vào ngày hôm sau hoặc cuối tuần. 
Bạn không thể "bù đắp" cho việc thiếu ngủ vào ngày hôm sau hoặc cuối tuần.
Theo Cleveland Clinic, những ảnh hưởng của việc thiếu ngủ trong 24 giờ bao gồm giảm thời gian phản ứng, nói lắp, suy giảm khả năng ra quyết định, giảm trí nhớ, sự tập trung, thị lực, phối hợp thính giác và tay, mắt.
Nếu chạm tới ngưỡng 36 giờ không ngủ, nạn nhân có thể gia tăng các dấu hiệu viêm nhiễm trong máu, thậm chí gây ra mất cân bằng hormone và làm chậm quá trình trao đổi chất.
Rất ít người có thể thức được 72 giờ, vì lúc này cơ thể bắt đầu trở nên lo lắng, chán nản, ảo giác và gặp rắc rối với chức năng chính.
Theo một nghiên cứu năm 2021 trên tạp chí Medical Education cũng nhấn mạnh rằng, bạn không thể "bù đắp" cho việc thiếu ngủ vào ngày hôm sau hoặc cuối tuần. 
Thay vào đó, tình trạng thiếu ngủ có tính tích lũy kéo dài. Bởi vậy những người thiếu ngủ phải gánh chịu một loại "nợ", tạm gọi là "nợ ngủ". Nghiên cứu cho biết, trung bình cứ mỗi giờ mất ngủ thì cần ngủ đủ 8 tiếng để phục hồi.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)