Mua được chiếc kẹp mũi từ trên mạng, Ngọc Anh phấn khởi làm đúng chỉ dẫn, kẹp 20 phút mỗi tối trước khi đi ngủ, mong sẽ nâng cao chiếc mũi tẹt. Nhưng chỉ được 3 ngày chị đành vứt xó, vì vừa đau vừa để lại vết hằn xấu xí trên da…
Tin tưởng vào các phụ kiện làm đẹp lợi hại, giá cực mềm, làm đẹp không cần phẫu thuật… được quảng cáo nhan nhản trên mạng, nhiều cô gái giống như Ngọc Anh đã tích cực mua rồi đành ngậm ngùi bỏ xó, bởi công dụng của chúng khác xa so với thực tế.
Chỉ riêng tại trang e…com, một chủ topic rao bán hơn 20 món hàng, từ miếng lót nâng ngực, áo chống xệ ngực ban đêm tới dụng cụ cạo lưỡi…
Chỉ riêng tại trang e…com, một chủ topic rao bán hơn 20 món hàng, từ miếng lót nâng ngực, áo chống xệ ngực ban đêm tới dụng cụ cạo lưỡi…
Hướng dẫn sử dụng chiếc kẹp mũi trên một số trang web bán dụng cụ làm đẹp.
Trong số đó, chiếc kẹp mũi được quảng cáo "không cần phẫu thuật mũi vẫn cao", cực kỳ thu hút các chị em không may sở hữu chiếc mũi thấp. Còn gì bằng nếu chỉ bỏ ra vài chục nghìn đồng, cộng với sự kiên trì, một thời gian sau bạn sẽ sở hữu chiếc mũi như ý. Trên trang web bán các dụng cụ này, trong 30 lời nhắn cho người bán, có tới hơn 20 người hỏi mua dụng cụ kẹp mũi, chứng tỏ sức hút của nó.
Chị Nguyễn Ngọc Anh, 24 tuổi, ngụ Quận Tân Bình, TP HCM kể về kỷ niệm với chiếc kẹp "thần kỳ" này. "Sống mũi mình rất thấp, hồi bé hay bị mọi người trêu lắm. Bắt gặp cái kẹp mũi này, mình lập tức gọi điện đặt hàng ngay. Tuy nhiên, không phải dễ dàng được sở hữu, lượng khách đặt mua quá nhiều đến nỗi cô gái trong điện thoại luôn thông báo hết hàng. Cô ấy bảo muốn mua phải đặt trước vì đó là hàng xách tay từ nước ngoài về".
Nôn nóng, Ngọc Anh tìm khắp các trang web bán hàng khác. Tuy nhiên, chỉ có một nơi bán ở Hà Nội. Mất 25.000 đồng, kèm phí chuyển hàng bằng giá trị sản phẩm và mua thêm một sản phẩm nào đó để đủ 100.000 đồng (mức tối thiểu để được giao hàng), một tuần sau, chị đã có "cây đũa thần" để hô biến chiếc mũi tẹt.
"Ngày nhận hàng về, tôi hơi ngạc nhiên vì dụng cụ phép màu đó không khác cái kẹp phơi quần áo là mấy. Chiếc kẹp làm bằng nhựa, có lò xo để bóp. Mặt tiếp xúc với sống mũi khá êm", Ngọc Anh kể.
Tuy nhiên, vừa kẹp vào mũi, cô đã la lên oai oái vì đau, hai sống kẹp thít chặt vào hai cánh mũi. Kẹp được 10 phút (một nửa thời gian chỉ dẫn) cô đã phải tháo ra vì thấy khó chịu. Kẹp thêm 2 ngày nữa, "mũi tôi đã có hai vết hằn xấu xí, báo hại tôi phải quay ra săn sóc vùng da hai bên cánh mũi vì bị sần. Đúng là mất công, tốn tiền lại thêm phiền phức", cô nói.
Chị Lan, một khách hàng khác ở Quận 4, TP HCM thì còn không sử dụng được sản phẩm, bởi "chưa kẹp cố định vào mũi nó đã bật tung ra. Da mặt mình nhờn bóng quá nên hầu như không thể sử dụng được. Sao người bán không khuyến cáo trước điều này nhỉ?".
Trong các mặt hàng rao bán khác, còn có máy massage, dụng cụ cạo lưỡi, bút làm sạch răng… và nhiều dụng cụ thoạt trông rất hữu dụng nhưng lại "vô thưởng vô phạt".
Một số chị em đã kinh qua những dụng cụ này đều than thở "Bút làm sạch răng còn tệ hơn bàn chải, mất công chứ chẳng được gì. Dụng cụ nặn mụn không khác gì cây nặn mụn bán vài nghìn đồng ngoài chợ".
Chị Trần Ngọc Mỹ, nhân viên một công ty dịch vụ ở Quận Bình Thạnh, TP HCM, cũng dở khóc dở cười vì chúng. "Tôi đặt hàng gần 20 sản phẩm được rao bán. Do không có hàng, tôi phải đợi gần 2 tháng mới sở hữu hết được số dụng cụ giới thiệu, mất chưa đến một triệu đồng".
Chị Nguyễn Ngọc Anh, 24 tuổi, ngụ Quận Tân Bình, TP HCM kể về kỷ niệm với chiếc kẹp "thần kỳ" này. "Sống mũi mình rất thấp, hồi bé hay bị mọi người trêu lắm. Bắt gặp cái kẹp mũi này, mình lập tức gọi điện đặt hàng ngay. Tuy nhiên, không phải dễ dàng được sở hữu, lượng khách đặt mua quá nhiều đến nỗi cô gái trong điện thoại luôn thông báo hết hàng. Cô ấy bảo muốn mua phải đặt trước vì đó là hàng xách tay từ nước ngoài về".
Nôn nóng, Ngọc Anh tìm khắp các trang web bán hàng khác. Tuy nhiên, chỉ có một nơi bán ở Hà Nội. Mất 25.000 đồng, kèm phí chuyển hàng bằng giá trị sản phẩm và mua thêm một sản phẩm nào đó để đủ 100.000 đồng (mức tối thiểu để được giao hàng), một tuần sau, chị đã có "cây đũa thần" để hô biến chiếc mũi tẹt.
"Ngày nhận hàng về, tôi hơi ngạc nhiên vì dụng cụ phép màu đó không khác cái kẹp phơi quần áo là mấy. Chiếc kẹp làm bằng nhựa, có lò xo để bóp. Mặt tiếp xúc với sống mũi khá êm", Ngọc Anh kể.
Tuy nhiên, vừa kẹp vào mũi, cô đã la lên oai oái vì đau, hai sống kẹp thít chặt vào hai cánh mũi. Kẹp được 10 phút (một nửa thời gian chỉ dẫn) cô đã phải tháo ra vì thấy khó chịu. Kẹp thêm 2 ngày nữa, "mũi tôi đã có hai vết hằn xấu xí, báo hại tôi phải quay ra săn sóc vùng da hai bên cánh mũi vì bị sần. Đúng là mất công, tốn tiền lại thêm phiền phức", cô nói.
Chị Lan, một khách hàng khác ở Quận 4, TP HCM thì còn không sử dụng được sản phẩm, bởi "chưa kẹp cố định vào mũi nó đã bật tung ra. Da mặt mình nhờn bóng quá nên hầu như không thể sử dụng được. Sao người bán không khuyến cáo trước điều này nhỉ?".
Trong các mặt hàng rao bán khác, còn có máy massage, dụng cụ cạo lưỡi, bút làm sạch răng… và nhiều dụng cụ thoạt trông rất hữu dụng nhưng lại "vô thưởng vô phạt".
Một số chị em đã kinh qua những dụng cụ này đều than thở "Bút làm sạch răng còn tệ hơn bàn chải, mất công chứ chẳng được gì. Dụng cụ nặn mụn không khác gì cây nặn mụn bán vài nghìn đồng ngoài chợ".
Chị Trần Ngọc Mỹ, nhân viên một công ty dịch vụ ở Quận Bình Thạnh, TP HCM, cũng dở khóc dở cười vì chúng. "Tôi đặt hàng gần 20 sản phẩm được rao bán. Do không có hàng, tôi phải đợi gần 2 tháng mới sở hữu hết được số dụng cụ giới thiệu, mất chưa đến một triệu đồng".
Chiếc bút làm sạch răng được quảng cáo "trắng sạch không ngờ" thực chất không bằng một chiếc bàn chải thông thường vì quá mảnh và yếu, chải mất thời gian.
"Kể từ khi có chúng, tôi chăm làm đẹp hẳn ra. Tối đi làm về, tôi tắm rửa ăn uống và bắt đầu với việc cuốn tóc bằng quả bóng (một sản phẩm làm đẹp). Sau đó tôi kẹp mũi và massage mặt. Kế đến, tôi lột mụn mũi, nặn mụn cũng bằng dụng cụ mới mua rồi rửa mặt bằng bàn chải mũi lông mềm. Thay vì đánh răng bằng bàn chải, tôi dùng bút chải răng. Phải mất 15 phút mới chải xong hàm răng. Chừng ấy thời gian nhưng hàm răng vẫn không sạch vì bút chải răng quá mảnh, yếu, không thể chải hết các kẽ được".
Trong số các dụng cụ mua về, Ngọc Mỹ thích nhất sợi dây nịt nâng mông. Lâu nay, chị vẫn mơ về vòng ba tròn lẳn để diện quần tây và váy thật đẹp. Không dám chọn phương pháp giải phẫu nên khi thấy dụng cụ này chị mua ngay không suy nghĩ.
Từ ngày mua về, mỗi sáng chị hào hứng nịt vào mông trước khi thay đồ đến chỗ làm. Tuy nhiên, chỉ ngồi được một lúc, Ngọc Mỹ lại đứng lên xoay đi xoay lại. Dụng cụ này khiến chị không tài nào tập trung làm việc vì có cảm giác bị trói chặt bằng một sợi dây thừng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi xuống hay xoay trở, chiếc nịt làm vòng ba đau nhức vì thít căng từng thớ thịt.
"Một tháng dùng dụng cụ này, tôi chẳng biết mông mình đẹp tới đâu, chỉ thấy hai chân luôn tê buốt. Quanh vòng ba còn để lại vết hằn rất xấu", chị tự trách mình.
Nghĩ lại, Ngọc Mỹ thấy mất quá nhiều thời gian cho những dụng cụ này, trong khi chẳng thấy đẹp hơn bao nhiêu. Sau vài tháng sử dụng, chị đành cất chúng vào tủ.
Theo bác sĩ Lê Nguyễn Diên Minh, khoa Phỏng và Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, mũi cao hay thấp là do di truyền nên không thể thay đổi bằng các phương pháp tác động từ bên ngoài như kẹp hay vuốt mũi.
Mũi có cấu tạo hai phần, phần xương mũi và sụn mũi. Khung sụn – xương mũi là giá đỡ cho tổ chức phần mềm ở trên. Kẹp mũi chỉ có tác dụng vào phần sụn mềm phía dưới, bộ phận có thể di động. Trong khi đó, mũi cao hay thấp do phần xương mũi quyết định, nên việc dùng kẹp chỉ làm cao tạm thời, khi tháo kẹp, phần sụn mềm sẽ trở về hiện trạng ban đầu.
Đối với dây nịt nâng mông, bác sĩ Minh cho rằng đây chằng qua là một dụng cụ mang tính tạm thời. Nếu sử dụng không đúng cách còn có thể gây cảm giác khó chịu.
Bác sĩ cũng khuyến cáo với những dụng cụ hỗ trợ làm đẹp rao bán tràn lan trên mạng hiện nay, chị em nên đặt sức khỏe lên hàng đầu để tránh tiền mất tật mang. Chẳng hạn, cây cạo lưỡi có thể tạo điều kiện gây bội nhiễm như lở loét, nhiễm nấm ở lưỡi, viêm lưỡi…
Bác sĩ cho rằng nếu sở hữu một chiếc mũi không cao, bạn có thể dùng thủ thuật khi trang điểm để che khuyết điểm đó. Trường hợp muốn đẹp lâu dài, bạn có thể chọn phẫu thuật thẩm mỹ tại các bệnh viện, cơ sở uy tín.
Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi có thể dùng chất liệu tự thân (sụn) hoặc chất liệu nhân tạo để làm mũi cao hơn. Ngoài ra, còn có phương pháp không cần phẫu thuật, được tiến hành bằng cách nâng sống mũi, tạo đầu mũi bằng các chất làm đầy. Song, thuốc chỉ có tác dụng duy trì từ một đến một năm rưỡi.
Trong số các dụng cụ mua về, Ngọc Mỹ thích nhất sợi dây nịt nâng mông. Lâu nay, chị vẫn mơ về vòng ba tròn lẳn để diện quần tây và váy thật đẹp. Không dám chọn phương pháp giải phẫu nên khi thấy dụng cụ này chị mua ngay không suy nghĩ.
Từ ngày mua về, mỗi sáng chị hào hứng nịt vào mông trước khi thay đồ đến chỗ làm. Tuy nhiên, chỉ ngồi được một lúc, Ngọc Mỹ lại đứng lên xoay đi xoay lại. Dụng cụ này khiến chị không tài nào tập trung làm việc vì có cảm giác bị trói chặt bằng một sợi dây thừng. Hơn nữa, mỗi khi ngồi xuống hay xoay trở, chiếc nịt làm vòng ba đau nhức vì thít căng từng thớ thịt.
"Một tháng dùng dụng cụ này, tôi chẳng biết mông mình đẹp tới đâu, chỉ thấy hai chân luôn tê buốt. Quanh vòng ba còn để lại vết hằn rất xấu", chị tự trách mình.
Nghĩ lại, Ngọc Mỹ thấy mất quá nhiều thời gian cho những dụng cụ này, trong khi chẳng thấy đẹp hơn bao nhiêu. Sau vài tháng sử dụng, chị đành cất chúng vào tủ.
Theo bác sĩ Lê Nguyễn Diên Minh, khoa Phỏng và Tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Chợ Rẫy, mũi cao hay thấp là do di truyền nên không thể thay đổi bằng các phương pháp tác động từ bên ngoài như kẹp hay vuốt mũi.
Mũi có cấu tạo hai phần, phần xương mũi và sụn mũi. Khung sụn – xương mũi là giá đỡ cho tổ chức phần mềm ở trên. Kẹp mũi chỉ có tác dụng vào phần sụn mềm phía dưới, bộ phận có thể di động. Trong khi đó, mũi cao hay thấp do phần xương mũi quyết định, nên việc dùng kẹp chỉ làm cao tạm thời, khi tháo kẹp, phần sụn mềm sẽ trở về hiện trạng ban đầu.
Đối với dây nịt nâng mông, bác sĩ Minh cho rằng đây chằng qua là một dụng cụ mang tính tạm thời. Nếu sử dụng không đúng cách còn có thể gây cảm giác khó chịu.
Bác sĩ cũng khuyến cáo với những dụng cụ hỗ trợ làm đẹp rao bán tràn lan trên mạng hiện nay, chị em nên đặt sức khỏe lên hàng đầu để tránh tiền mất tật mang. Chẳng hạn, cây cạo lưỡi có thể tạo điều kiện gây bội nhiễm như lở loét, nhiễm nấm ở lưỡi, viêm lưỡi…
Bác sĩ cho rằng nếu sở hữu một chiếc mũi không cao, bạn có thể dùng thủ thuật khi trang điểm để che khuyết điểm đó. Trường hợp muốn đẹp lâu dài, bạn có thể chọn phẫu thuật thẩm mỹ tại các bệnh viện, cơ sở uy tín.
Hiện nay, phẫu thuật nâng mũi có thể dùng chất liệu tự thân (sụn) hoặc chất liệu nhân tạo để làm mũi cao hơn. Ngoài ra, còn có phương pháp không cần phẫu thuật, được tiến hành bằng cách nâng sống mũi, tạo đầu mũi bằng các chất làm đầy. Song, thuốc chỉ có tác dụng duy trì từ một đến một năm rưỡi.
Theo Tiếp thị và Gia đình
Bình luận (0)