Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Mặt trăng nhỏ xíu của Diêm Vương tinh lộ diện

Tạp Chí Giáo Dục

Kerberos, một trong hai mặt trăng nhỏ của Diêm Vương tinh, cuối cùng cũng lộ diện trước tàu thăm dò vũ trụ New Horizonz của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

mat-trang-nho-xiu-cua-diem-vuong-tinh-lo-dien

Kerberos, mặt trăng nhỏ xíu của Diêm Vương tinh.

Theo BBC, mặt trăng này có hai thùy, có thể hình thành do những vật thể băng đá va chạm rồi kết dính. Thùy lớn của Kerberos có kích thước dài nhất khoảng 8 km, thùy nhỏ đường kính khoảng 5 km. 

Các nhà khoa học theo dõi tàu New Horizons cho biết, mặt trăng của sao Diêm Vương sáng hơn so với dự kiến. Thông thường, chúng sẽ ngày càng tối hơn theo thời gian vì biến đổi hóa học do tác động của ánh sáng Mặt Trời và tia vũ trụ.

Mặt trăng thứ hai là Styx, cũng có kích cỡ tương đương. Hai mặt trăng này phản xạ 50% ánh sáng chiếu tới, chứng tỏ nước đá trên bề mặt rất sạch. Kerberos có quỹ đạo cách Diêm Vương tinh khoảng 60.000 km và là mặt trăng nhỏ thứ hai trong số 5 mặt trăng quay quanh hành tinh này. Nó ở giữa Nix và Hydra, ngoài quỹ đạo của Styx và nhỏ hơn rất nhiều so với Charon, mặt trăng chủ của hệ.

Ảnh chụp Kerberos từ tàu New Horizons cách đó khoảng 400.000 km, nằm trong số những ảnh chụp khi nó bay qua hành tinh lùn hôm 14/7. Con tàu vẫn tiếp tục di chuyển xa hơn vào không gian, hiện cách Trái Đất khoảng 5 tỷ km. Các nhà khoa học đang thay đổi quỹ đạo của nó, hướng nó vào thám hiểm Vật thể Vành đai Kuiper có tên 2014 MU69. Dự kiến nó sẽ tới nơi năm 2019.

mat-trang-nho-xiu-cua-diem-vuong-tinh-lo-dien-1

5 mặt trăng của Diêm Vương tinh, Charon ở dưới cùng có đường kính lớn nhất lên tới 1.212 km.

Hồng Hạnh (theo vnexpress)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)