Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Mặt Trời có thể mọc ở đằng tây

Tạp Chí Giáo Dục

Các nhà nghiên cứu khí hậu cho rằng Trái Đất đang ở trong quá trình đảo ngược cực từ, khiến Mặt Trời có thể mọc ở đằng tây.

anh-1-3331-1441937598.jpg

Từ trường Trái Đất đang suy yếu.

Một vài nhà khoa học lo sợ rằng quá trình này có thể dẫn đến sự tuyệt diệt của loài người, như đã từng xảy ra với người Neanderthal trước đây.

Những người tiên đoán tận thế cho rằng đảo ngược cực từ, bắc thành nam có thể gây ra sự dịch chuyển các lục địa mạnh mẽ, kéo theo động đất và thay đổi khí hậu đột ngột, tuyệt chủng và hủy diệt quy mô toàn cầu.

Theo các nhà địa chất, hiện tượng này đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Trái Đất, lần cuối cùng cách đây khoảng 780.000 năm, vào thời kỳ đồ đá. Tuy nhiên, theo Alan Thompson thì các thảm họa này sẽ không xảy ra.

"Không có bằng chứng hóa thạch nào thu được về dịch chuyển lục địa hay các thảm họa quy mô toàn cầu trong quá khứ", Thompson nói, ông hiện là trưởng bộ phận địa từ học thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Anh.

Ngoài động đất, nhiều nhà khoa học cho rằng, Trái Đất sẽ đảo ngược trong vòng chưa đầy 1.000 năm tới. Từ trường Trái Đất suy yếu được cho là sẽ làm Trái Đất không có đủ sự che chắn cần thiết trước các bức xạ và tia X từ Mặt Trời chiếu đến. Những bức xạ này tạo nên các cảnh tượng cực quang tuyệt đẹp ở Bắc Cực, nhưng rất nguy hiểm với các sinh vật sống và hệ thống công nghệ của con người.

Nếu Trái Đất không có từ trường hoặc từ trường suy yếu, tầng ozone – lá chắn tia cực tím sẽ biến mất, tăng nguy cơ ung thư da với con người. Xảy ra bão Mặt Trời vào thời điểm này, các hệ thống truyền thông liên lạc toàn cầu, hệ thống cấp điện sẽ bị phá hủy, có thể dẫn đến cháy nổ và hỗn loạn trên các đường phố.

Theo Express, nếu có một cơn bão Mặt Trời khác với cường độ tương đương cơn bão mạnh nhất ghi nhận ở thời kỳ Victoria trong lúc từ trường yếu đi, thiệt hại cho nền kinh tế do mất điện và thông tin liên lạc sẽ lên tới hàng nghìn tỷ USD. Từ trường đảo cực hoặc yếu đi cũng làm ảnh hưởng tới các sinh vật định hướng nhờ từ trường, như ong, cá hồi, chim bồ câu.

solar-wind-1220-1441937598.jpg

Từ trường bảo vệ Trái Đất khỏi bức xạ từ bão Mặt Trời.

Hiện tượng từ trường Trái Đất yếu dần đi đã được ghi nhận từ cách đây 160 năm.

"Từ trường Trái Đất đã giảm 160 năm ở mức độ báo động, khiến nhiều người tin rằng đây là dấu hiệu của sự đảo cực", John Tarduno, giáo sư địa vật lý tại Đại học Rochester nói.

Đảo cực từ cần thời gian trong khoảng 1.000 đến 10.000 năm để hoàn thành. Lịch sử địa chất Trái Đất đã ghi nhận hàng trăm lần đổi cực như vậy. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nguyên tử sắt ở lớp lõi Trái Đất phía ngoài nóng chảy có từ trường sắp xếp theo chiều ngược lại với chiều từ trường Trái Đất, làm cho từ trường Trái Đất yếu dần đi. Nếu số lượng các nguyên tử này tăng lên tới một mức nhất định, từ trường Trái Đất sẽ bị đổi cực. Thời điểm nguy hiểm nhất đối với sự sống trên Trái Đất là khi từ trường yếu nhất. Không có gì bảo vệ Trái Đất trước bức xạ từ những cơn bão Mặt Trời khi đó.

Theo nghiên cứu của Jean-Pierre Valet, nhà khoa học thuộc Viện Vật lý địa cầu, sự tuyệt chủng của người Neanderthal khoảng 55.000 năm trước đây trùng hợp với một thời điểm từ trường Trái Đất yếu nhất, dù chưa dẫn tới sự đảo cực. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học không đồng ý với giả thuyết này.

"Ngay cả khi từ trường Trái Đất trở nên yếu nhất, chúng ta vẫn còn sự bảo vệ từ tầng khí quyển khỏi các bức xạ. Chúng ta không thể cảm nhận thấy từ trường, vì thế nên nếu xảy ra đảo cực, con người cũng sẽ không thể nhận biết được", Monika Korte, giám đốc khoa học của Đài thiên văn địa từ Niemegk, Đức cho biết.

Nguyễn Thành Minh (theo vnexpress)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)