Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

“Mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc đạt kỷ lục

Tạp Chí Giáo Dục

Với việc duy trì nhiệt độ 120 triệu độ C trong hơn 100 giây, các nhà khoa học Trung Quốc đang đến gần hơn với việc tạo ra "Mặt Trời nhân tạo".
Lò phản ứng siêu dẫn Tokamak của Trung Quốc (EAST) là một trong số những thiết bị nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân đầy hứa hẹn của thế giới, và chúng đạt được một số bước tiến ấn tượng trong vài năm qua. Các nhà khoa học Trung Quốc đã đạt được kỷ lục thế giới mới khi duy trì nhiệt độ của plasma ở 120 triệu độ C trong 101 giây ở lần thử nghiệm mới nhất, tiến gần hơn đến mục tiêu họ theo đuổi bấy lâu nay là sở hữu nguồn năng lượng sạch và vô hạn.
Ý tưởng đằng sau nghiên cứu phản ứng tổng hợp hạt nhân là tái hiện cách Mặt Trời tạo ra lượng năng lượng khổng lồ, quá trình gồm một lượng nhiệt lớn và áp suất kết hợp tạo thành plasma, trong đó các hạt nguyên tử hợp nhất với vận tốc siêu nhanh. Các nhà khoa học đang tìm cách kích hoạt và nghiên cứu những phản ứng này trên Trái Đất với một loạt các thiết bị thí nghiệm, nhưng những chuyên gia nhận định rằng EAST, được đặt tại Viện Khoa học Vật lý Hefei của Học viện Khoa học Trung Quốc, là cách tiếp cận hứa hẹn nhất.
Bên trong "Mặt Trời nhân tạo" của Trung Quốc, lò phản ứng siêu dẫn Tokamak (EAST).
Bên trong "Mặt Trời nhân tạo" của Trung Quốc, lò phản ứng siêu dẫn Tokamak (EAST).
EAST là một thiết bị kim loại hình xuyến gồm các cuộn dây từ tính được thiết kế để duy trì những dòng plasma hydro siêu nóng đủ lâu để các phản ứng trên xảy ra. Vào năm 2016, các nhà khoa học tại EAST đã làm nóng plasma hydro đến khoảng 50 triệu độ C và duy trì trong 102 giây. Sau đó vào năm 2018, họ đã đạt được mốc 100 triệu độ C, nóng hơn lõi của Mặt Trời 6 lần, và duy trì được 10 giây.
Theo Xinhua, lần thử nghiệm mới nhất đánh dấu một bước tiến lớn, đạt được kỷ lục mới khi làm nóng plasma đến 120 triệu độ C và duy trì 101 giây. Ở các thí nghiệm riêng biệt, “Mặt Trời nhân tạo” này có độ nóng plasma đến 160 triệu độ C trong 20 giây. Mục tiêu của EAST là duy trì plasma ở 100 triệu độ C trong hơn 1.000 giây (khoảng 17 phút).
Những thí nghiệm này không được thiết kế nhằm tạo ra điện tiêu thụ thông thường, mà để cải tiến lĩnh vực vật lý tổng hợp cho những thiết bị thế hệ sau như ITER, lò phản ứng tổng hợp hạt nhân lớn nhất thế giới dự kiến hoàn thành vào năm 2025.
Tương tự EAST, các thí nghiệm trên lò phản ứng KSTAR của Hàn Quốc đã lập kỷ lục thế giới vào năm ngoái, duy trì plasma ở hơn 100 triệu độ C trong 20 giây. Ngoài ra quốc gia này cũng thông báo về việc phát triển ITER và dự kiến sẽ chính thức hoạt động vào năm 2035.
HT (theo khoahoc.tv)

Bình luận (0)