Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mẫu giáo án mới dài, dạy thế nào cho hiệu quả?

Tạp Chí Giáo Dục

Nhng ngày đu năm hc 2022-2023 này, vn đ mà giáo viên các trưng ph thông quan tâm nhiu nht là vic son kế hoch bài dy (giáo án) theo mu mi và đưa vào ng dng ging dy.


Hc sinh lp 10 Trưng THPT Tây Thnh trong tiết hot đng nói và nghe môn ng văn. Ảnh: N.T

Mặc dù không hoàn toàn bắt buộc nhưng khung giáo án theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18-12-2020 trở thành “pháp lệnh” của hầu hết các trường. Trong những đợt tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới (lớp 6, lớp 7 và lớp 10), tác giả các nhóm biên soạn cũng định hướng giáo viên soạn giáo án theo hướng này.

Giáo viên than bài son quá dài

Theo khung của cách soạn giáo án này, mỗi bài học đều chia làm 4 hoạt động, gồm: 1/ Hoạt động mở đầu/xác định vấn đề/giao nhiệm vụ học tập; 2/ Hình thành kiến thức/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ; 3/ Luyện tập; 4/ Vận dụng. Trong mỗi hoạt động này có 4 bước trọng tâm là mục tiêu, nội dung, sản phẩm và tổ chức thực hiện. Chính vì thế, khi soạn giáo án theo mẫu này, một bài học trở nên rất dài, trong đó có những phần các bước thế này như là “thủ tục”, rất hình thức, dư thừa không cần thiết. Vì thế, hầu hết giáo viên đều than giáo án dài lê thê là có cơ sở. Chẳng hạn với môn Ngữ văn 10, tìm hiểu giáo án của nhiều nhóm biên soạn, chúng tôi thấy có bài học (ví dụ như bài Tạo lập thế giới) dài đến mấy chục trang giấy A4. Cả chương trình học kỳ I (gồm 5 bài) mà bài soạn dài đến hơn 300 trang, tính ra gấp 3-4 lần độ dài của cách soạn theo mẫu giáo án cũ.

“Không phi tiết hc nào cũng phi thc hin đy đ 4 bưc hot đng. Tùy theo tiết hc đc trưng đ giáo viên linh hot, nhn mnh đến trng tâm ca bài hc. Trong 4 hot đng trên, giáo viên cn chú trng đến hot đng 3 và 4”, TS. Nguyn Th Hng Nam (thành viên biên son sách Ng văn 10, b Chân tri sáng to) bày t quan đim.

Băn khoăn của hầu hết giáo viên là, khi giáo án soạn dài với nhiều bước như thế, liệu thầy cô có bị “cháy” giáo án? Có đạt được hiệu quả tiết dạy như mong muốn? Đem vấn đề này trao đổi với giáo viên của nhiều bộ môn, chúng tôi thấy họ có cách đánh giá khác nhau. Một giáo viên dạy môn toán lớp 10 cho biết: Tuy các bước khá dài như thế nhưng quy trình dạy học này hiệu quả, phát huy được sự chủ động của học sinh. Giáo viên này đánh giá rất cao cách soạn của chương trình mới. Song cũng có giáo viên môn toán, sau khi giảng dạy gần 3 tuần lễ, đã đưa ra nhận xét: Nếu cứ cứng nhắc theo các bước của mẫu giáo án mới, giáo viên sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ theo tiến trình thời gian giới hạn cho phép. Nhiều giáo viên của các bộ môn khác cũng đồng quan điểm như thế.

Riêng với môn ngữ văn, cách soạn và dạy theo mẫu giáo án mới này khiến giáo viên cảm thấy ưu tư nhiều nhất. Tổ trưởng Tổ ngữ văn một trường THPT ở quận Bình Tân (TP.HCM) chia sẻ: “Tôi thấy mẫu giáo án này dài dòng, trường tôi không bắt buộc giáo viên môn ngữ văn phải dạy theo mẫu này. Mẫu này chỉ để tham khảo. Tùy thầy cô sáng tạo khi xây dựng kế hoạch bài dạy”. Một giáo viên môn ngữ văn ở Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) cũng tâm tư trong đợt tập huấn sách giáo khoa mới: “Vấn đề là đặc trưng môn văn là gì? Nếu quá hình thức theo các bước liệu có mất đi chất văn?”. Đa số giáo viên môn ngữ văn đều lo lắng về tính hiệu quả, lo lắng vì giáo viên dễ có nguy cơ biến thành… “thợ dạy”, lâu dài sẽ triệt tiêu đặc trưng môn ngữ văn, triệt tiêu sự sáng tạo của giáo viên và học sinh trong việc dạy học văn…   

Áp dng thế nào cho hiu qu?

Thực tế giảng dạy môn ngữ văn hơn 3 tuần lễ qua, chúng tôi thấy tình hình không đến nỗi quá bi quan như nhiều giáo viên lo lắng. Có điều là, kế hoạch bài dạy thì dài nhưng yêu cầu kiến thức trọng tâm cần đạt thì không nhiều. Vì vậy cũng nhẹ nhàng, không gây áp lực cho giáo viên và học sinh. Điều quan trọng là giáo viên biết lướt qua phần nào, xoáy sâu vào phần nào. Phần nào cần tích hợp với nhau để giảm bớt. Ví dụ, ở bài 1 Tạo lập thế giới của Ngữ văn 10 (bộ Chân trời sáng tạo), có phần thực hành viết theo quy trình với đề bài nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể. Giáo viên nên tích hợp phần luyện tập này với hoạt động nói và nghe của bài học này, sẽ giảm bớt sự rườm rà của bài học. Trong quá trình khai thác bài học, giáo viên cũng nên dành ít thời gian để đào sâu thêm vấn đề, giúp học sinh cảm thụ sâu sắc hơn tác phẩm, làm cho bài học có “chất văn” hơn. Trong lần sinh hoạt với Tổ chuyên môn ngữ văn các trường phổ thông mới đây, TS. Nguyễn Thị Hồng Nam (thành viên biên soạn sách Ngữ văn 10, bộ Chân trời sáng tạo) bày tỏ quan điểm: “Không phải tiết học nào cũng phải thực hiện đầy đủ 4 bước hoạt động. Tùy theo tiết học đặc trưng để giáo viên linh hoạt, nhấn mạnh đến trọng tâm của bài học. Trong 4 hoạt động trên, giáo viên cần chú trọng đến hoạt động 3 và 4”.

Cn tinh thn tương tr, hp tác

Việc soạn giáo án (lớp 6, lớp 7 và lớp 10) để giảng dạy cho chương trình mới đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức. Tuy nhiên, thời gian qua có rất nhiều mẫu giáo án word, powerpoint được giáo viên chia sẻ với nhau. Đây là nghĩa cử tích cực của tinh thần tương trợ, hợp tác. Không nên cực đoan phê phán sự tham khảo này của giáo viên. Có điều là giáo viên phải biết “tiêu hóa”, biến cái của người khác thành của ta như thế nào để đạt hiệu quả tiết dạy?

Về cách ghi bài của học sinh, với mẫu giáo án này, sẽ không còn yêu cầu “vở sạch chữ đẹp” với học sinh như trước đây nữa. Mà học sinh cần lưu bài học vào hồ sơ học tập riêng của mình, gồm: Tập ghi, phiếu học tập, sơ đồ hóa, bảng biểu… Tuy nhiên, nếu giáo viên môn học nào cũng “giao nhiệm vụ học tập” về cho học sinh, sẽ dẫn đến hệ lụy là các em sẽ quá tải về việc học. TS. Nguyễn Thị Hồng Nam khuyên giáo viên nên giao nhiệm vụ theo tổ/nhóm, để các tổ/nhóm tự phân công thực hiện. Giáo viên nên phát huy tác dụng của các liên kết nhóm, các lớp học ảo trên các tính năng mạng xã hội hiện nay.

Trn Ngc Tun
(Trưng THPT Tây Thnh, TP.HCM)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)