Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mẹ ăn đồ nóng, con mẩn ngứa

Tạp Chí Giáo Dục

Trẻ có tiền sử mẩn ngứa, nếu không biết cách điều trị sẽ phát triển thành cảm nhiễm, đặc biệt là viêm đường hô hấp kéo dài, khi lớn lên dễ bị hen phế quản…

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là trong thời kỳ có thai, người mẹ ăn uống quá nhiều các thức trợ hỏa như cay, rán… làm cho nhiệt để lại trong thai.
Bệnh này thường do protein được đưa vào qua đường tiêu hóa, sinh ra những kháng nguyên phản ứng biến dạng và phát ra mẩn ngứa ở da. Do đó, đối với trẻ bị mẩn ngứa do thấp, trước tiên phải chú ý đến các thức ăn uống chứa nhiều protein…
Kiêng kỵ trong thời kỳ cấp tính
Mẩn ngứa ở dạng cấp tính thường phát khắp người hoặc nhiều chỗ, biểu hiện lâm sàng là dạng tính thấp hoặc dạng tràn mở, do mật và lá lách bị thấp nhiệt gây ra, nghĩa là thấp và nhiệt xung khắc nên đầu mặt và người đều mẩn lở.
Vì vậy, thời kỳ này trẻ phải kiêng kỵ nghiêm ngặt, không được ăn các thức gây béo, cay như cá, sữa có đường, hành, tỏi, trứng gà, tôm, cua, nhất là các loại thịt dê, thịt bò, cá biển.

Mẩn ngứa nếu điều trị không đúng cách dễ thành cảm nhiễm.Ảnh: Maivoo
Đồng thời, người mẹ đang cho con bú cũng phải kiêng các thức ăn trên và thuốc lá, rượu, các thứ có tính chua, tính kích thích, các thức khó tiêu hóa nếu không sẽ làm cho thấp nhiệt càng tốt lên, mẩn ngứa lan ra, các vật phàm tiết tăng lên, bệnh tình nặng thêm khó lòng chữa khỏi, dễ dẫn đến hen suyễn và sinh ra các bệnh dị ứng.
Kiêng kỵ thời mạn tính
Khi đã chuyển sang mạn tính, mẩn ngứa thường cố định ở một số bộ phận nhất định dưới dạng khô hoặc khô ướt hỗn hợp. Trẻ bị bệnh thời kỳ này cần kiêng các thức cay, béo và các thức mùi vị đượm như hành, hẹ, tỏi, gừng…
Nếu trẻ có triệu chứng hư huyết rõ rệt càng cần phải kiêng kỵ, đồng thời phải kiêng ăn nhiều loại thịt, các thực phẩm tươi sống ở biển và kiêng ăn hồi hương, rau thơm, các thứ xào, rán, nấu có mỡ…
Ngoài ra, cũng cần phải kiêng ăn đồ nguội lạnh bởi mẩn ngứa do thấp thì tỳ vị hư nhược, vận hóa mất thăng bằng gây bệnh.
Nếu ăn nhiều thức ăn nguội lạnh dễ bị tổn thương tỳ vị và hàn thấp dễ ngưng tụ, do đó dễ dẫn tới tình trạng dịch vị không hòa, máu lưu thông không thoải mái, các tà, khí như phong, hàn, thấp, nhiệt dễ gây trở ngại giữa da và thịt nên phát thành bệnh. Vì vậy, không chỉ cần kiêng trong khi bị bệnh mà cả khi  bệnh đã ổn định nếu không dễ làm bệnh tái phát và nặng thêm.
Mẩn ngứa thường thấy ở trẻ em trong thời kỳ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Biểu hiện là từng đám mẩn đỏ, ghẻ ngứa, sau phát ra thì chảy nước, mang tính chất phản ứng biến dạng có khuynh hướng di truyền thành các đám hồng điến (như hắc lào nhưng màu hồng) rồi phát triển thành cảm nhiễm…
BS.CK II Nguyễn Đức Lê/SK&ĐS

Bình luận (0)