Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

“Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”

Tạp Chí Giáo Dục

Ai đó đã tng ví giáo viên mm non là nhng bông hoa ngát hương nht trong vưn hoa ngát hương. Đc thù công vic vi nhiu vt v, đ bám ngh, ngưi giáo viên ch có thc qua áp lc bng tình yêu vi tr

Trẻ thích thú tham gia vào các hoạt động được cô Phạm Mai Dung tổ chức 

c qua áp lc bng tình yêu tr

“Thầy Sự ơi, chơi với con”; “thầy Sự ơi, gỡ cho con cái này”; “thầy ơi, bạn giành đồ của con…”… đây là những tiếng gọi quen thuộc rộn lên trong lớp Lá 4, Trường Mầm non Hoa Đào (quận 12) mỗi ngày ở trường. Đi cùng với những tiếng gọi là những bàn tay bé xíu níu tay, níu người thầy giáo trẻ Lê Công Sự. Mỗi giờ học, trẻ quấn quýt nói, cười, kể chuyện với thầy như những chú chim con tíu tít bên mẹ.

Thầy Lê Công Sự – giáo viên mầm non, Trường Mầm non Hoa Đào là một trong số ít thầy giáo mầm non đang công tác trong ngành giáo dục mầm non TP.HCM. Điều ngạc nhiên là dù là giáo viên nam hiếm hoi trong ngành nhưng thầy Sự lại từng đoạt giải nhất giáo viên mầm non dạy giỏi cấp thành phố; là nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp quận nhiều năm liền và năm nay thầy vinh dự là nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp thành phố.

Vào nghề từ năm 2015, qua 9 năm gắn bó, thầy Sự chia sẻ, tình yêu trẻ vẫn vẹn nguyên như ngày đầu bản thân dũng cảm chọn nghề giáo viên mầm non. Bằng tình yêu trẻ, thầy luôn tìm thấy niềm vui trong công việc dù nghề với nhiều vất vả. Hàng ngày, thầy có mặt ở trường trước khi trẻ đến lớp và chỉ ra về sau khi đã trả hết trẻ đến tận tay từng phụ huynh. Vào mỗi ngày nghỉ cuối tuần, thời gian nghỉ hè, thầy lại mày mò sáng tạo, thiết kế thêm đồ dùng đồ chơi cho trẻ để trẻ cảm thấy mới mẻ, thích thú.

Đặc biệt, nhìn nhận trẻ ngày càng được tiếp cận với công nghệ, khả năng tư duy của trẻ phát triển rất sớm, thầy Sự vận dụng hiệu quả công nghệ để thu hút trẻ bằng những trò chơi sinh động, thú vị. Cạnh đó, thầy thường xuyên cập nhật những xu hướng để có thể cùng trao đổi, trò chuyện với trẻ, hiểu và nắm bắt được tâm lý của trẻ, giải đáp thắc mắc cho trẻ.

“Giáo viên mầm non không chỉ giáo dục mà còn là chăm sóc trẻ. Để trẻ ham thích đến trường, lớn lên mỗi ngày từ trong nhận thức, kỹ năng thì giáo viên phải đa dạng các hoạt động trò chơi thu hút trẻ. Mỗi độ tuổi trẻ khác nhau lại đòi hỏi đặc thù chăm sóc và giáo dục khác nhau của giáo viên. Khối lớp nhỏ thì thiên nhiều về sự chăm sóc, nhưng khối lớp lớn – khi chuẩn bị bước vào lớp 1 thì lại đòi hỏi nhiều về kỹ năng… Nắm bắt tâm lý trẻ, thẳng thắn đối thoại, chia sẻ với phụ huynh để nhận được sự thấu hiểu và hỗ trợ là cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ” – thầy Sự nói.

Là thầy giáo mầm non, thầy Sự nhận được nhiều thắc mắc từ phụ huynh, nhất là thời điểm mới vào nghề. Phụ huynh e ngại rằng thầy không khéo tay bằng các cô, e ngại thầy khó tiếp cận với các bé gái… “Thời mới vào nghề, công việc dù vất vả nhưng đôi khi lại không là áp lực bằng chính những dò xét của phụ huynh. Rất sợ phụ huynh không tin tưởng, hoài nghi. Vì vậy, mỗi năm khi nhận lớp, tôi luôn cố gắng chăm sóc giáo dục trẻ thật tốt, bằng tình yêu thương để chinh phục trẻ, chinh phục phụ huynh” – thầy kể.

Thầy Lê Công Sự là giáo viên nam hiếm hoi trong ngành giáo dục mầm non TP.HCM

Đến nay, qua 9 năm đứng lớp, bằng tình yêu thương dành cho trẻ, sự dò xét, băn khoăn của phụ huynh đã không còn, thay vào đó là sự tin tưởng. Phụ huynh an tâm gửi con cho thầy, còn trẻ thì quấn quýt bên thầy. “Chỉ cần mình mến trẻ, đối với trẻ bằng tình yêu thương thì sẽ đều được đón nhận. Hạnh phúc với tôi bây giờ là mỗi ngày đến lớp, thấy trẻ vui khỏe, ham thích tham gia trò chơi, ríu rít bên thầy…” – thầy Sự bày tỏ.

“Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”

Tốt nghiệp Trường ĐH Sài Gòn, Khoa Giáo dục Mầm non, cô Phạm Mai Dung bắt đầu công tác tại Trường Mầm non Hoa Đào (quận 12) từ năm 2018. Qua 6 năm, cô đã đạt nhiều danh hiệu cao quý, từ giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, giáo viên trẻ tiêu biểu cấp thành phố…

Để có được “quả ngọt” này, không chỉ là tình yêu nghề, yêu trẻ mà còn là sự nỗ lực không ngừng bám nghề, nhiệt huyết với nghề. Để giúp trẻ ham thích đến trường, cô Dung đã mày mò tìm hiểu đưa thêm các “trend” vui nhộn vào bài dạy trên lớp, gây hứng thú cho trẻ; sáng tạo các học cụ, dụng cụ dạy học để giờ học thêm thú vị, gần gũi trực quan dưới góc nhìn của trẻ.

“Trẻ mầm non luôn thích được thu hút bằng sự mới lạ. Điều này đòi hỏi giáo viên phải liên tục sáng tạo, mỗi ngày, mỗi năm đều phải làm mới mình. Với cùng một câu chuyện kể, nay kể bằng cách này nhưng ngày mai đã phải kể theo cách khác… Đối với trẻ, qua chơi mà học, qua học mà chơi…”.

Qua 6 năm gắn bó với nghề, cô Dung kể, thực tế khác rất nhiều so với các bài học lý thuyết được học trên ghế nhà trường: Nhiều khó khăn hơn, nhiều tình huống với trẻ và phụ huynh hơn. Mỗi trẻ sẽ có một tâm lý khác nhau, đòi hỏi sự tiếp cận khác nhau từ giáo viên; Và phụ huynh cũng sẽ có những đòi hỏi, nhận thức khác nhau nên trao đổi, chia sẻ với giáo viên cũng khác. Dù chỉ là trẻ mầm non nhưng nhiều phụ huynh đã đặt ra kỳ vọng vào trẻ, giáo viên phải có sự khéo léo để trao đổi với phụ huynh trong từng tình huống.

Kỷ niệm mà cô Dung nhớ mãi đó là sự hiểu lầm của phụ huynh khăng khăng cho rằng giáo viên “phải làm gì đó thì trẻ mới sợ đi học” khi trẻ nói không muốn đi học nữa. Theo cô, chính một số ít phụ huynh chưa thực sự lắng nghe giáo viên khiến công tác phối hợp giáo dục, chăm sóc trẻ của giáo viên gặp khó. Ngoài ra, sự hiếu động của trẻ, tâm lý chiều chuộng của phụ huynh với trẻ cũng khiến giáo viên gặp khó khi phối hợp. Thêm nữa là sự kỳ vọng nhiều của phụ huynh với giáo viên, lúc nào cũng mong cô chăm sóc thật tốt con mình…

“6 năm đứng lớp, bám nghề, nước mắt cũng có mà niềm vui cũng nhiều. Những khi công việc mệt, nghe trẻ líu lo hát “mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương” là bao mệt mỏi bỗng tan đi hết. Thấy sao yêu và tự hào quá công việc của mình, bởi có nghề nào lại được vinh dự là người mẹ thứ 2 của học trò đâu. Tôi thích ngắm học sinh của mình, nghe các con líu lo đọc thơ, chào cô, gọi bạn… Tôi luôn quan điểm, mình đến trường vì trẻ, đứng lớp cũng vì trẻ, vì thế phải vì trẻ để vượt qua những khó khăn và cố gắng phát huy tối đa vai trò phối hợp với phụ huynh để hỗ trợ chăm sóc, giáo dục trẻ. Với giáo viên mầm non, ngoài niềm hạnh phúc của trẻ thì chính sự thấu hiểu của phụ huynh là động lực để giáo viên thêm bám nghề ” – cô Phạm Mai Dung bày tỏ.

Khương Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)