Du lịch - Thể thaoDu lịch - Khám phá

Mê mẩn cây bạch quả “khủng”, đổi màu vào cuối thu

Tạp Chí Giáo Dục

Cây bạch quả lớn tại sân một trường tiểu học cũ ở Nichinan, Nhật Bản đã trở thành điểm đến được yêu thích của nhiều du khách trong thời điểm cuối thu.
Tại thị trấn Nichinan ở tỉnh Tottori, miền tây Nhật Bản có một cây bạch quả lâu đời được trồng tại sân trường của trường tiểu học Hinokami hiện đã đóng cửa. Cây bạch quả này đã được hơn 100 năm tuổi và cao gần 20 m.
Cây bạch quả khổng lồ đổi màu vàng rực từ thời điểm cuối tháng 10 tới tháng 11 hàng năm. Khi đó, rất đông du khách sẽ tới đây chụp hình. Cây bạch quả này được coi là một trong những "nơi phải đến" khi du khách tới tham quan Tottori.
Cây bạch quả nổi tiếng ở Nichinan, Nhật Bản.
Khi cây bạch quả chuyển từ màu xanh lá cây sang màu vàng đẹp mắt, các buổi hòa nhạc sẽ được tổ chức dưới gốc cây trong những ngày đẹp trời. Cây cũng được chiếu sáng rực rỡ vào buổi tối. Cây bạch quả này đã trở thành biểu tượng được yêu thích của thị trấn Nichinan. Du khách có thể dễ dàng tới đây bằng các phương tiện công cộng.
Nichinan là một thành phố thuộc tỉnh Miyazaki, Nhật Bản. Thành phố được thành lập vào năm 1950. Tính đến ngày 1 tháng 6 năm 2019, dân số ước tính của thành phố chỉ là 51.241 người và mật độ dân số là 95,6 người trên một km2.  
Khi tới Nichinan, du khách có thể tham quan Đền thờ Udo – Ngôi đền được xây dựng trong một hang động tại vách đá trên bờ biển. Theo thần thoại, vị thần chính của ngôi đền là cha của vị hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản, Thiên hoàng Jinmu. Ngoài ra còn có lâu đài Obi có cổng được trùng tu bằng cây tuyết tùng Obi 100 tuổi vào năm 1978; Tsu no mine – Một ngọn núi nhìn ra cảng Aburatsu, ở địa phương, nó được gọi là núi tháp canh; Bảo tàng thương gia; Công viên Izakibana; Cầu Horikawa….
Cây bạch quả còn được gọi là cây tiên nữ, là một loài cây có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nó xuất hiện lần đầu tiên cách đây hơn 290 triệu năm. Cây được trồng sớm trong lịch sử loài người và hiện vẫn được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á.
Bạch quả là loại cây gỗ lớn, thường đạt chiều cao từ 20 – 35 m. Cây có tán góc cạnh và cành dài, chịu được gió và tuyết. Bạch quả thích nghi tốt với môi trường đô thị, chịu được ô nhiễm và không gian hạn chế.
Những ví dụ điển hình về sức sống mãnh liệt của cây bạch quả có thể được thấy ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi sáu cây bạch quả mọc cách địa điểm vụ nổ bom nguyên tử năm 1945 chỉ từ 1 – 2 km và là một trong số ít sinh vật trong khu vực này còn sống sót sau vụ nổ. Mặc dù hầu hết các loài thực vật và động vật khác trong khu vực đều đã chết nhưng những cây bạch quả mặc dù bị cháy nhưng vẫn sống sót và sau đó khỏe mạnh trở lại.
Vĩnh Ngọc (theo dantri)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)