Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Mekong show” và sự trở lại của sân khấu du lịch

Tạp Chí Giáo Dục

Dùng ngh thut xiếc và ri đ k câu chuyn v quá trình hình thành vùng đt Nam b. Đó chính là nét đc đáo trong v “Mekong show” do Nhà hát Ngh thut Phương Nam thc hin va biu din phc v khán gi sau thi gian dài tm hoãn vì dch bnh Covid-19. V din đã to nên món ăn tinh thn đc sc cho ngưi dân thành ph và khách du lch.


C
nh trong v “Mekong show”

Quà tng khách du lch tr li TP

Từ năm 2020, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã trực tiếp đầu tư kinh phí để Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam dàn dựng “Mekong show” như một chương trình trọng điểm. Tuy nhiên do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến vở diễn phải tạm ngừng một thời gian dài sau vài suất diễn. Trong lần trở lại này, vở diễn được điều chỉnh phù hợp hơn với giai đoạn bình thường mới và đón dòng khách du lịch nước ngoài trở lại TP.HCM.

Với độ dài 60 phút, “Mekong show” đã tái hiện câu chuyện về hành trình khai hoang, đời sống sinh hoạt của người dân vùng đất phương Nam một cách đầy sáng tạo và mới lạ. Vở diễn mở đầu bằng hình ảnh sình lầy, hoang vu, cá sấu lội đầy dưới đầm, cọp beo ẩn hiện, những cánh cò phấp phới trên đồng ruộng bạt ngàn. Cư dân xuất hiện từ miền ngoài vào với những chiếc thuyền đội trên những cơn sóng dữ. Miền đất mới bắt đầu được khẩn hoang, khai phá. Phù sa của dòng Mekong nuôi lớn cây lúa, cá tôm đầy sông, mảnh đất Nam bộ trù phú dần dần hiện ra từ quá khứ tới tương lai.

Không chỉ thế, người xem còn được thấy cách người dân phương Nam từng bước chinh phục thiên nhiên, chiến đấu với thú dữ để sinh tồn. Những màn xiếc được các diễn viên thể hiện nhuần nhuyễn, khiến người xem không thể rời mắt.

Mỗi chuyển cảnh của xiếc là một màn múa rối nhẹ nhàng nhưng sinh động, nhận được những tràng pháo tay của khán giả. Tất cả nhằm tái hiện quá trình khai khẩn đất hoang, chinh phục thiên nhiên của con người, quá trình sinh sống, lao động của người dân Nam bộ trải dài từ nông thôn cho đến đời sống công nghiệp. Trong đó, nổi bật trên hết chính là tình yêu đôi lứa, tình yêu thiên nhiên, gắn bó với môi trường, lòng say mê lao động và tinh thần đoàn kết, hào sảng của người dân phương Nam.


C
nh nông dân làm lúa

Xem vở diễn, người dân lẫn du khách nước ngoài vô cùng thích thú từ cách dàn dựng đến nội dung mang đậm chất văn hóa, lịch sử của vùng đất Nam bộ. 

Bạn Lâm Thúy Hằng (sinh viên Trường ĐH Văn hóa) cho biết, với sự kết hợp giữa xiếc và rối, vở “Mekong show” đã giúp em thấy được hình ảnh các sản vật phương Nam như: lúa, gạo, tre, sen, nước mưa, đến các loại động vật quý hiếm trong rừng, rồi cảnh người dân cùng đi làm đồng. Bên cạnh đó là cảnh người dân đi xuồng ghe trên chợ nổi, bắt cá, đoàn người phát hoang để tìm đất sinh sống, chiến đấu với thú dữ để sinh tồn, quá trình lao động, sản xuất. “Đây là vở diễn rất đặc sắc và sáng tạo. Em thấy thích thú vì giúp em hiểu được nét văn hóa đặc trưng của Nam bộ cũng như hình ảnh đẹp của một vùng đất phương Nam đầy sản vật”, Hằng chia sẻ.

Xem vở diễn, khán giả trầm trồ với nghệ thuật tạo hình của NSND Vương Tất Lợi. Anh đã chế tác đàn cá sấu bơi lội, rượt đuổi đàn cá dưới đầm; đàn cò trắng bay lượn, rồi chú công xòe đuôi dưới ánh sáng dạ quang cực đẹp; hàng chục trai làng đánh đuổi cọp dữ; đồng ruộng bạt ngàn đến mùa thu hoạch, cả sân khấu xiếc tràn ngập lúa vàng; những đội thuyền ra khơi đánh bắt cá; những người thợ xây dựng nhà cửa, công trình, phút chốc hiện ra một thành phố công nghiệp…

Ri và xiếc kết hp nhun nhuyn

“Mekong show” không phải là chương trình xiếc có câu chuyện đầu tiên tại Việt Nam, trước đó đã có “À, ố show”, “Làng tôi”… thành công vang dội. Về kỹ thuật xiếc thì đơn vị nghệ thuật nào cũng giống nhau nhưng để tạo nên bản sắc riêng, Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã có hướng đi riêng. Bên cạnh việc hiện đại hóa các tiết mục theo xu hướng quốc tế, yếu tố truyền thống, văn hóa luôn được kết nối truyền cảm hứng đến người xem góp phần nâng niu, gìn giữ văn hóa Việt.

Xem v din, ngưi dân ln du khách nưc ngoài vô cùng thích thú t cách dàn dng đến ni dung mang đm cht văn hóa, lch s ca vùng đt Nam b.

“Mekong show” hội tụ nhiều loại hình nghệ thuật nhưng nổi bật là xiếc và rối đã tạo nên nét tươi mới, sáng tạo, chinh phục người xem. Các kỹ thuật xiếc, rối đã được khai thác một cách mãn nhãn. Những kỹ thuật xiếc như nhào lộn, tung hứng, quay lụa, nhảy dây, đu dây da, dây lụa, sức mạnh đôi tay… minh họa sinh động những sinh hoạt trong cuộc sống của nông dân. Chất liệu âm nhạc chính là những điệu lý, những làn điệu đờn ca tài tử, kết hợp với âm nhạc hiện đại mang đầy màu sắc Nam bộ đã làm hài lòng khán giải mọi lứa tuổi.


C
nh múa ri

Anh Trần Công Tuấn (ngụ Q.10) cho biết: “Tôi đã xem vở “Mekong show” và cảm thấy rất thích thú. Với những vở diễn được đầu tư công phu và chất lượng như thế này tôi tin rằng nghệ thuật truyền thống sẽ hút khách trở lại sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19”.

Có thể nói, “Mekong show” là sản phẩm nghệ thuật in đậm dấu ấn văn hóa dân tộc, có sức hấp dẫn đối với khán giả trong và ngoài nước. Việc kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật để tạo thành một vở diễn nhằm tạo cảm giác mới lạ đang là xu hướng chung của nghệ thuật đương đại, và “Mekong show” đã cho thấy sự tìm tòi sáng tạo kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tác phẩm đã truyền tải được thông điệp, đó là kể câu chuyện về những di sản văn hóa của vùng đất phương Nam.

Vở diễn “Mekong show” hứa hẹn ngang tầm với “À ố show” trên con đường xây dựng thương hiệu nghệ thuật dành cho du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, với cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu nhưng Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam đã nỗ lực vượt qua khó khăn, tạo sức lay động trái tim khán giả vốn lâu nay cứ nghĩ xiếc vẫn làm theo lối cũ, nhàm chán.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)