Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Melamine độc như thế nào?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

* Thêm nhiều mẫu sữa có melamine

* Trung Quốc sản xuất test thử nhanh melamine

* Bánh Đức Phát bị rút hàng tại siêu thị

Chiều 25-9, siêu thị Big C thu hồi các sản phẩm bánh kẹo, sôcôla... chờ kết quả kiểm nghiệm - Ảnh: T.T.D.Cơ chế gây độc của melamine ra sao, gây độc hại trên cơ thể con người như thế nào? PGS-TS. BS Trần Ngọc Sinh – trưởng khoa tiết niệu BV Chợ Rẫy, phụ trách phân môn tiết niệu học, Đại học Y dược TP.HCM – cho biết:

> Sữa gây sạn thận đã có ở Việt Nam

> Sữa bột Tam Lộc liệu có vào TP.HCM?

> Sữa trôi nổi: Hiểm nguy rình rập

Melamine được tổng hợp lần đầu tiên năm 1834. Melamine được tổng hợp từ chất urê – một chất có thành phần nitrogen cao – là chất rắn màu trắng, chịu nhiệt cao đến 350OC. Melamine là thành phần chính của công nghệ sản xuất các vật dụng gia đình (chén đĩa), formica (dùng trong công nghệ bàn ghế, tấm vách…), bao bì, nhựa melamine dùng làm chất keo dán…

Melamine có độc tính qua thử nghiệm: gây ngộ độc cấp trên chuột với liều  chết (LD50) qua đường uống là trên 3.000mg cho mỗi kg.

Một nghiên cứu ở Liên Xô trước đây, vào những năm 1980, cho rằng chất muối sinh ra khi melamine kết hợp với acid cyanuric là cyanurat melamine, dùng sản xuất chất chống cháy, có thể độc hại hơn nhiều lần so với melamine dùng đơn độc hay acid cyanuric dùng đơn độc.

Một nghiên cứu khác về ngộ độc học nêu lên rằng trong thức ăn của các vật nuôi trong nhà (chó, mèo) có nhiễm hỗn hợp hai chất melamine và acid cyanuric sẽ gây ra suy thận cấp.

Thêm melamine vào sữa để làm gì?

Đối với nhà sản xuất, melamine và cả với acid cyanuric, là hai chất giúp làm tăng “nồng độ đạm” trong sản phẩm dù nồng độ đạm thật trong đó chả có bao nhiêu!

Vì lợi nhuận, nhà sản xuất thực phẩm đã đánh lừa nhà kiểm định bằng cách cho melamine vào thực phẩm. Do lòng tham không đáy, một số nhà sản xuất còn cho vào cả hai chất melamine và acid cyanuric. Thế là gây ra thảm họa ngộ độc hàng loạt. Acid cyanuric rẻ hơn melamine nhiều, đó cũng là lý do có thể có sự hiện diện cả đôi trong thực phẩm dẫn tới gây độc mà người ta không ngờ đến.

Gây ngộ độc mãn tính

Nếu ăn, uống thực phẩm có lẫn melamine sẽ dẫn tới tổn thương khả năng sinh sản, gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang, dẫn tới ung thư bàng quang. Đã có năm công trình nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này. Một nghiên cứu trên chó được báo cáo năm 1953 cho thấy: nếu được nuôi dưỡng có 3% melamine, sau một năm sẽ có sự thay đổi trong nước tiểu: giảm độ đậm đặc và tăng lượng nước tiểu lên (do tổn thương ống thận), trong nước tiểu chó có sự hiện diện tinh thể melamine, chất đạm và nhiều hồng cầu.

Tại một hội nghị vào năm 2007 ở Đại học bang Michigan – Hoa Kỳ, phó giáo sư Wilson Rumbeyha, thuộc Trung tâm Chẩn đoán sức khỏe cộng đồng và vật nuôi, đã bình luận trong một kết quả nghiên cứu của mình: “Tai hại thay, những tinh thể muối cyanurat melamine thì không hòa tan một cách dễ dàng, bị thải trừ trong cơ thể rất chậm. Cho nên cuối cùng nó tích tụ dần trong cơ thể và gây độc”.

Ngày 30-3-2007 Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ báo cáo họ tìm thấy những hạt melamine trắng trong thực phẩm cho vật nuôi nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính những chất này đã được phát hiện trước đây dưới dạng tinh thể trong thận và trong nước tiểu của chó mèo bị bệnh vì ăn thực phẩm đó. FDA đã có thư gửi cho các hãng sản xuất thực phẩm nhắc nhở trách nhiệm luật pháp là phải đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng. Vào ngày 9-11-2007, FDA đã công bố phương pháp phát hiện melamine, các chất tương tự melamine và acid cyanuric.

Đánh lừa sự kiểm nghiệm

Trung Quốc sản xuất test thử nhanh melamine

 Phụ huynh ở Giang Tô đưa trẻ uống sữa Sanlu (Tam Lộc) đến kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện - Ảnh: eastday.comNgày 27-9, các nhà khoa học thuộc ĐH Lan Châu, tỉnh Hà  Bắc (Trung Quốc) công bố thông tin đã bào chế thành công thuốc thử nhanh melamine trong thực phẩm với chi phí rất thấp.

GS Trần Bảo Hoa – khoa hóa ĐH Lan Châu, khẳng định giá mỗi lần thử chỉ 20 NDT (hơn 40.000 đồng VN), có kết quả chỉ trong 20 phút, so với chi phí gấp 100 lần trước đây và chờ kết quả đến một tuần. Giáo sư Hoa cho biết sữa có độc tố melamine sẽ thay đổi màu nếu gặp phải loại thuốc trên.

Tính đến ngày 27-9, đã có chín trường hợp bị sạn thận do uống sữa nhiễm melamine nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc, trong đó đặc khu Hong Kong phát hiện năm trường hợp và lãnh thổ Đài Loan có bốn trường hợp.

Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4

MỸ LOAN

Melamine khi kết hợp với acid cyanuric sẽ gây ra sỏi thận không thể tránh khỏi. Vậy acid cyanuric từ đâu ra?

Acid cyanuric là chất tổng hợp, dùng nhiều trong công nghiệp, có nhiều tên gọi khác nhau, có màu trắng, không mùi, là dẫn chất trong ngành nhuộm vải, thuốc tẩy, thuốc diệt cỏ. Acid cyanuric hiện được nghiên cứu đi đôi với melamine, là thủ phạm kết hợp với melamine làm thành một hỗn hợp có độc tính cao hơn, gây ra cơn sốt về ngộ độc sữa melamine hiện nay.

Theo New York Times ngày 8-5-2007, trong kỹ nghệ sản xuất thực phẩm cho vật nuôi có ba chất hóa học chỉ điểm đã được chứng minh rằng nhà sản xuất pha trộn vào để tăng nồng độ protein, trong đó có acid cyanuric, vì nó rẻ và làm tăng nồng độ nitrogen (đánh lừa kiểm nghiệm protein). Hiện nay các nhà kiểm tra thực phẩm ở Hoa Kỳ đang tập trung nghiên cứu một chất gọi là melamine trong các thực phẩm có acid cyanuric. Trong vài tuần lễ gần đây người ta cũng đã cảnh báo acid cyanuric có thể đóng vai trò gây bệnh và gây chết súc vật vì sự kết hợp giữa hai chất melamine và acid cyanuric.

Tóm lại, từ những thông tin và các nghiên cứu trên thế giới, melamine là tác nhân gây ra sỏi thận hai bên dẫn tới suy thận cấp – đặc biệt nếu xảy ra ở trẻ con rất dễ tử vong, nếu có thêm acid cyanuric thì độ độc càng tăng cao. Liệu trong các mẫu sữa được kiểm định vừa qua có melamine, có mẫu nào còn có cả acid cyanuric không? Nếu có, thì lời cảnh báo cần cao hơn nữa, và sự kiểm định các độc chất này phải quy củ hơn nữa.

KIM SƠN (Theo TTO)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)