Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Mẹo trị nước ăn chân cực nhanh và an toàn

Tạp Chí Giáo Dục

Trời mưa ẩm mốc khiến bạn khó chịu với bàn chân ngứa ngáy và đau rát. Đây chính là hiện tượng “nước ăn chân” gây không ít lo lắng cho những người có làn da mỏng và yếu. Cùng tham khảo mẹo trị nước ăn chân cực nhanh và an toàn để xua tan nỗi lo lắng cho đôi chân của mình nhé. Chắc chắn bạn sẽ an tâm hơn với làn da khỏe mạnh và đôi bàn chân xinh đẹp.
Nước ăn chân là gì?
Bệnh nước ăn chân tay hay còn gọi là nấm da khi tay và chân phải tiếp xúc với nước thường xuyên. Bệnh này khiến vùng da ở tay hoặc ở chân bị tổn thường, gây ngứa rát, lở loét cho người bệnh. Việc điều trị bệnh này không quá khó khăn, song người dân cần phải lưu ý phòng tránh trong mùa mưa ngập lụt để không bị một số bệnh lây nhiễm khác.
Nước ăn chân
Nước ăn chân bị nhiều nhất ở vùng kẽ chân và mu trên bàn chân gần kẽ chân.
Triệu chứng của bệnh nước ăn chân
Nước ăn chân chính là hiện tượng da chân bị chốc vảy, xưng đỏ, ngứa ngáy, các kẽ chân xuất hiện lớp nấm màu trắng đục, đau rát do chân bị tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài. Nếu hiện tượng này diễn ra lâu mà không có biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho da chân bị mưng mủ, viêm loét và nhiều biến chứng khác. Nước ăn chân bị nhiều nhất ở vùng kẽ chân và mu trên bàn chân gần kẽ chân, da chân bị nứt và chảy nước vàng, đau rát và khó chịu.
Chuyên gia khuyến cáo, để tránh bị “nước ăn chân” cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn. Trong tình huống bắt buộc phải lội vào vùng nước bẩn, phải nhanh chóng rửa bàn chân với nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn (nếu có). Sau đó, lau khô chân bằng khăn sạch để đảm bảo loại hết vi khuẩn gây bệnh.
Một số mẹo trị nước ăn chân
Trị nước ăn chân an toàn với phèn chua
Dùng phèn chua đun lên cho tan chảy, đun cho đến khi phèn chua khô thành bột trắng, nghiền nhỏ ra mịn như bột. Rửa sạch chân rồi bôi bột phèn chua vào vùng da bị đau, kiêng nước trong khi điều trị. Chỉ vài ngày vết thương sẽ mau lành và khỏi một cách an toàn.
Cũng có thể ngâm phèn chua với nước ấm cho tan ra rồi ngâm chân vào đó 5 – 10 phút. Sau khi ngâm xong dùng khăn sạch lau khô chân rồi kiêng nước. Phèn chua sẽ làm lũ vi khuẩn biến mất và có tác dụng giảm ngứa ngáy hiệu quả. Chỉ sau vài ngày điều trị với phèn chua bàn chân sẽ khỏi ngứa và đau nhé.
Dùng nước muối loãng
Ngâm chân nước muối sẽ giúp diệt khuẩn cực hiệu quả.
Ngâm chân nước muối sẽ giúp diệt khuẩn cực hiệu quả.
Nước muối loãng làm dịu vết thương, diệt khuẩn và mau lành da. Hãy rửa nước muối loãng ấm và ngâm chân trong đó khoảng 10 phút. Nước muối loãng ấm sẽ diệt hết vi khuẩn có ở vết thương. Dùng thuốc mỡ hoặc thuốc đặc trị bôi vào là khỏi tức thì nhé.
Lá trầu không trị nước ăn chân
Nếu là con gái thì 9 lá, là con trai thì lấy 7 lá cho vào 1/2 lít nước, đun sôi để nguội rồi cho 1 chút phèn chua vào. Khuấy đều dung dịch này lên và dùng nó chấm vào những nơi bị đau, ngày làm nhiều lần. Kiên trì trong 3 ngày sẽ giảm triệu chứng cực nhanh và an toàn.
Dùng lá trà xanh, trà khô
Trong là trà xanh có nhiều vitamin C và chất chống oxi hóa, giúp làm dịu vết thương và sát khuẩn hiệu quả. Đun sôi nước trà xanh dùng nó để rửa vết thương hàng ngày sau đó nhai nát chè khô, đắp vào vùng da bị thương. Chỉ sau 2 ngày vùng da bị thương sẽ khô lại, lành lặn hơn và không còn cảm giác đau ngứa nữa. Kiên trì khoảng 4 – 5 ngày sẽ khỏi hẳn luôn nhé. Đây được xem là cách trị nước ăn chân đơn giản mà hiệu quả mà được rất nhiều người áp dụng và thành công.
Trị nước ăn chân với rau sam
Rau sam
Giã nát rau sam rồi cho vào một miếng khăn xô sạch, chấm vào vùng da bị nước ăn, kiên trì trong 3 ngày là khỏi.
Nếu ở vùng nông thôn rau sam mọc rất nhiều ở bờ ruộng. Dùng rau sam rửa sạch sau đó giã nát, thêm vài hạt muối trong quá trình giã nát rau sam rồi cho vào một miếng khăn xô sạch, chấm vào vùng da bị nước ăn. Thực hiện cách chữa nước ăn chân bằng rau sam nhiều lần trong ngày và chỉ cần kiên trì trong vòng 3 ngày là sẽ khỏi.
Búp ổi
Một nắm búp ổi cho thêm một nhúm muối giã nát rồi xát vào kẽ chân. Thực hiện ngày 4-5 lần rất hiệu quả trong trị nước ăn chân.
Lá mướp non
Tương tự như búp ổi. Giã lá mướp non với một nhúm muối rồi xát vào kẽ chân ngày 4-5 lần bạn sẽ thấy dễ chịu.
Lá lốt
Đun sôi một nồi nước lá lốt sau đó xông chân cho đến khi nồi nước hẩm hẩm thì cho chân vào ngâm.
Lá kim ngân
Lá kim ngân 1 nắm, sắc đặc với nước rồi ngâm rửa chân. Mỗi ngày làm từ 2 – 3 lần.
Cây cóc mẳn
Cây cóc mẳn 50g, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã nát, thêm chút muối ăn, trộn đều, rồi cho tất cả vào mảnh vải gạc sạch, chấm nhẹ vào nơi tổn thương, khô lại chấm và lấy bã thuốc nhét vào các kẽ chân băng lại. Mỗi ngày làm một lần đến chỗ đau khô lại.
Với những cách trị nước ăn chân đơn giản, hiệu quả nhanh chóng trên đây bạn đã an tâm hơn khi điều trị cho đôi bàn chân xinh xắn của mình rồi chứ? Cần điều trị ngay khi có những triệu chứng nước ăn chân để đạt kết quả tốt nhất nhé.
Dấm ăn
Cách làm thật đơn giản, bạn chỉ cần trộn lẫn 1 hoặc 2 cốc nước dấm vào trong một chậu nước nhỏ, rồi dùng nước có pha lẫn dấm đó để ngâm chân trong vòng từ 10 – 15 phút. Sau đó dùng khăn vải sợi mềm để lau khô chân.
Máy sấy và phấn rôm
Nếu nấm không có môi trường sống lý tưởng thì chúng sẽ không thể tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Vì thế loại bỏ độ ẩm của bàn chân là một giải pháp điều trị nước ăn chân cần thiết, đặc biệt là những nơi ẩm ướt như kẽ ngón chân.
Luôn luôn giữ bàn chân được khô ráo.
Luôn luôn giữ bàn chân được khô ráo. 
Sau khi tắm, ngoài việc thấm nước bằng khăn bông mềm, bạn có thể tăng hiệu quả làm khô bằng máy sấy tóc. Đảm bảo rằng bạn không chỉnh mức nhiệt quá nóng khiến da chân bị bỏng, biện pháp này cũng không được khuyến khích cho người bị mất cảm giác tại bàn chân như tiểu đường,…
Khi bàn chân đã được sấy khô, rắc thêm phấn rôm lên để tối đa việc hút ẩm, mồ hôi còn sót lại. Ngoài hai biện pháp này bạn có thể đeo tất có khả năng thấm hút mồ hôi để giữ cho bàn chân khô ráo cả ngày.
Baking soda
Theo một nghiên cứu trên Mycophathologia thì baking soda có khả năng kháng nấm khi sử dụng trên da. Bạn có thể trộn 1/2 cốc baking soda vào chậu nước ấm và ngâm chân trong hỗn hợp từ 15 – 20 phút. Sau khi ngâm xong, lấy một chiếc khăn bông mềm để thấm khô từng kẽ ngón chân và không cần rửa chân lại.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu bạn cho rằng mình bị nước ăn chân và tình trạng bệnh không thuyên giảm sau 1 tuần điều trị tại nhà, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp hơn. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống nấm theo đơn dạng uống hoặc bôi để loại bỏ nhiễm trùng.
Ngoài ra, nếu đang bị tiểu đường mà bị nước ăn chân, bạn nên hẹn gặp bác sĩ sớm bởi nhiễm trùng dạng này có thể nguy hiểm hơn ở người bị tiểu đường do tổn thương thần kinh sẵn có.
Các dấu hiệu nước ăn chân bị nhiễm trùng bao gồm: sưng đỏ, có mủ, tiết dịch tại vùng nhiễm trùng và sốt. Do bệnh dễ lan sang khu vực khác nên bạn cần hạn chế gãi và chạm vào khu vực bị tổn thương. Khi bôi thuốc cần rửa tay trước và sau khi bôi thuốc xong.
Phòng ngừa nước ăn chân mùa mưa bão
Có nhiều cách để bảo vệ bàn chân khỏi bị nước ăn chân mùa mưa bão, bao gồm:
– Cắt ngắn móng chân để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
– Hạn chế đi chân trần ở những nơi ngập nước, các vũng nước tù đọng, hôi đen
– Rửa chân sau khi ở ngoài về ít nhất một lần một ngày và lau khô hoàn toàn
– Nếu có một thành viên trong gia đình bị nước ăn chân, hãy khử trùng phòng tắm và vòi hoa sen sau mỗi lần sử dụng cho tới khi người bệnh khỏi hẳn
– Không dùng chung đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn, giày, tất hay các vật dụng có thể chạm vào chân như máy massage, chậu ngâm chân,…
– Thay giày, hong khô (khử trùng nếu có) và thay tất hàng ngày, đặc biệt khi di chuyển trong mưa bão về.
NT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)