Đập Thạch Nham
Nằm bên bờ biển Đông, tỉnh Quảng Ngãi là nơi có biến động địa chất phức tạp, chứa đựng hàng loạt di sản địa chất có niên đại hàng trăm triệu năm. Quảng Ngãi cũng mang trong mình hàng loạt các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, là nơi khởi nguồn nền văn hóa Sa Huỳnh, chứa đựng văn hóa Chăm Pa, văn hóa Đại Việt. Sự hòa quyện, đan xen và giao thoa văn hóa của các lớp cư dân Kinh, Hre, Kor, Cadong đã tạo nên một di sản văn hóa phong phú và đặc sắc riêng. Di sản địa chất, di sản văn hóa cùng các yếu tố khác như đa dạng sinh học từ trên rừng xuống dưới biển sẽ là điều kiện cần và đủ để Quảng Ngãi hướng đến một công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu của UNESCO: CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh. Điều này đồng nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi sẽ cam kết phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội theo hướng toàn diện, bền vững theo quy định của sân chơi quốc tế. Đồng thời tỉnh xác định mô hình CVĐC là hướng đi phù hợp, hài hòa giữa công tác bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững, mang lại lợi ích thiết thực lâu dài cho người dân.
Sao biển ở đảo Bé – Lý Sơn
Ghềnh Bà Ngõng ở vùng núi Trà Bồng
Hang Én – Sa Huỳnh
CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh có diện tích 5.100km2, trong đó diện tích mặt biển 2.600km2, đất liền 2.500km2, dân số trên 1 triệu người, với hơn 300 điểm di sản được xác định. Trong 2 năm 2018 và 2019, Ban quản lý CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam và các chuyên gia quốc tế đã chọn ra gần 90 điểm có các di sản tiêu biểu về địa chất, địa mạo/cảnh quan, văn hóa, làng nghề để xây dựng 4 tuyến tham quan gồm: Bí ẩn nơi đảo thiêng; Lục địa cổ – vũ điệu thời gian; Hành trình về những nền văn hóa cổ; Tiếng vọng của biển và ký ức chiến tranh. Những tuyến tham quan này góp phần xây dựng một CVĐC với chủ đề “Miền đất của những chuyển động”.
Hoàng hôn trên đầm An Khê – Sa Huỳnh
Miệng núi lửa ở Bình Châu
Một góc đảo Bé
Huyện đảo Lý Sơn nằm trong tuyến tham quan “Bí ẩn nơi đảo thiêng”. Đảo Lý Sơn được hình thành từ sự phun trào của núi lửa. Nơi đây có 10 miệng núi lửa, 6 ở đảo Lớn, 1 ở đảo Bé và 3 miệng còn lại nằm dưới đáy biển. Miệng núi lửa có niên đại xa nhất là Thới Lới với danh thắng Hang Câu và chùa Hang, phun trào cách đây 9-11 triệu năm. Đảo Bé – Lý Sơn vẫn còn giữ nguyên vẻ hoang sơ của thiên nhiên. Sự biến động địa chất hàng triệu năm trước và chưa bị sự tàn phá của con người vẫn còn nguyên vẹn nơi đây. Theo các chuyên gia địa chất, kiến tạo địa chất ở đây được hình thành khi núi lửa hoạt động.
Một góc Hang Câu
Người dân mưu sinh ở đầm An Khê – Sa Huỳnh
Núi Giếng Tiền đảo Lớn
Không đơn thuần là giá trị di sản địa chất mà CVĐC Lý Sơn – Sa Huỳnh còn ẩn chứa trong đó những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đến từ 3.000 năm trước. Tiêu biểu và lâu đời nhất là văn hóa Sa Huỳnh. Nền văn hóa cổ xưa Sa Huỳnh đã minh chứng, ngay tại Quảng Ngãi, con người đã có mặt và đã tồn tại cho đến ngày hôm nay…
Phóng sự ảnh của Phước Trung
Bình luận (0)