Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Miền Đông Nam bộ: Cao su lảo đảo trong đại dịch

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Tính đến tháng 9-2010, toàn tỉnh Bình Phước hiện có hàng ngàn ha cao su bị nhiễm bệnh vàng rụng lá, chủ yếu xảy ra đối với giống cao su dòng vô tính LH 82/182 (RRIV4) của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Chung chặt bỏ những cành cao su giống RRIV4 đã bị chết khô .
Cây bị nhiễm bệnh làm giảm sản lượng từ 40 – 50%. Bệnh lây lan nhanh do tác nhân gió thổi và gặp thời tiết xấu, không điều trị kịp thời dẫn đến chết cây. Không chỉ các hộ dân mà các nông trường trực thuộc 7 Cty cao su trong toàn tỉnh cũng lao đao vì bệnh vàng rụng lá và đến thời điểm này đã trở thành đại dịch, ước tính thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 10.675 ha cao su cho khai thác, trong đó diện tích của người dân chiếm 45%, số còn lại là cao su quốc doanh.
Được biết, loại bệnh này không riêng gì ở Bình Phước, ở khắp các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nguyên cũng đang bị dịch bệnh hoành hành. Tại hội thảo chuyên đề “Phòng trừ bệnh rụng lá trên cây cao su” do Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Cục BVTV, Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam tổ chức vào ngày 13-9 tại Bình Dương, Hội thảo khuyến cáo bà con và các nông trường tạm thời ngưng trồng và mua bán giống cao su RRIV4. 

Số diện tích người dân gánh bệnh là rất lớn, vì kể từ năm 2000, Bình Phước nóng lên phong trào chặt điều, cà phê để trồng cao su và khi ấy cũng là lúc dòng RRIV4 được ưa trồng, tung mạnh ra thị trường.

Theo Chi cục Bảo vệ Thực vật (BVTV) tỉnh, bệnh không loại trừ một huyện, thị xã nào trong toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở huyện Đồng Phú, Hớn Quản, mỗi huyện gần 1.000 ha.
Đến thăm vườn cây 2ha của ông Nguyễn Văn Chung (xã Long Hưng, H.Bù Gia, Mập) chúng tôi không khỏi xót xa khi già nửa vườn cây vàng rực lá, ngổn ngang những cành chết bị chặt bỏ còn để lại.
Ông Chung cho biết, gần tháng nay vườn cây của gia đình phải nghỉ cạo, vì sợ chết cây và sản lượng giảm quá (chỉ còn 30- 40%). Cứ 15 ngày phải phun thuốc (Anvil 5EC và Carbendazim) 1 lần, gần 1 triệu đồng/ha, đã phun xịt 3-4 lần mà bệnh không thuyên giảm.
Trao đổi về đại dịch trên RRIV4, ông Nguyễn Đức Huy – Phó Giám đốc Nông trường 4 (Cty Cao su Phú Riềng) cho biết, hiện khoảng 500/1.815ha cao su của Nông trường 4 bị nhiễm bệnh vàng rụng lá, chủ yếu xảy ra với RRIV4.
Theo ông, loại giống này được nông trường trồng đại trà giai đoạn 2001 – 2006. Tuy nhiên, chờ đợi đến ngày khai thác (mới được 1 – 2 năm), toàn bộ 500 ha giống RRIV4 trở bệnh, lác đác vàng rụng lá, nấm hồng và khô chết cành trên các phần cây.
Theo ông Huy, sở dĩ đa phần bệnh xảy ra đối với RRIV4 là do giống này có sức đề kháng kém, khả năng chống chịu yếu với thời tiết xấu. Khuyến cáo mà Chi cục BVTV tỉnh đưa ra là bệnh nặng không đặc trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến chết cây và minh chứng đã rõ ở một số vườn cây của các nông trường, hộ dân trong toàn tỉnh.
Lan khắp Đông Nam bộ
Từ đầu tháng 6 đến nay, hơn 5.000 ha/122.050,19 ha diện tích cao su trên địa bàn Bình Dương bị nhiễm bệnh vàng – rụng lá do nấm Corynespora gây nên, tập trung tại các huyện Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng và Tân Uyên. Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh cao su cũng bị nhiễm bệnh này với tổng diện tích 8.603 ha, chiếm 11,41% diện tích cao su toàn tỉnh, tập trung tại các huyện Tân Châu, Tân Biên, Dương Minh Châu và Châu Thành… 
Hải Phong / TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)