Hướng nghiệp - Tuyển sinhThông tin hướng nghiệp

Miễn học phí sinh viên sư phạm: Nên không?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

C chc năm nay, sinh viên (SV) hc 13 ngành sư phm ca Trưng ĐH Sư phm K thut TP.HCM đưc min hc phí, thm chí đưc “nuôi” t ngun hc phí ca SV h ngoài sư phm.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho rằng cn nhanh chóng xóa b vic min hc phí SV sư phm

Thông tin điều này tại Hội thảo “Tác động của chính sách miễn học phí cho SV sư phạm đến chất lượng tuyển sinh và đào tạo giáo viên” do Văn phòng chương trình khoa học giáo dục (Bộ GD-ĐT) phối hợp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM tổ chức ngày 13-12, PGS.TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM) cho đây là một sự bất công lớn, cần xóa bỏ.

Ly hc phí SV khác “nuôi” SV sư phm

PGS.TS Đỗ Văn Dũng cho biết mỗi năm trường nhận từ 5-8 tỷ đồng tiền cấp bù sư phạm. Vì không đủ, trong 10 năm qua, trường bù lỗ để đào tạo SV sư phạm số tiền khoảng 30 tỷ đồng. Trong khi đó, trường cấp tới 2 bằng là kỹ sư và sư phạm cho SV. Với bằng được cấp này, phần lớn các SV có năng lực đều đi làm công ty, xí nghiệp sau khi ra trường mà không hề chịu sự chế tài nào cả. Lẽ ra chính những SV hệ ngoài sư phạm được hưởng thì thời gian qua, học phí của các em được dùng để “nuôi” SV sư phạm. Với những bất công trên, ông Dũng kiên quyết đề nghị xóa bỏ ngay việc miễn học phí cho SV sư phạm. Thay vào đó, chỉ xét cấp học bổng cho những SV khó khăn để bù lại học phí đã đóng. Theo ông Dũng, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam những năm gần đây đã nhích lên cao, nhiều gia đình thậm chí ở nông thôn, học phí không phải là mối lo lớn nữa, mà vấn đề việc làm sau khi ra trường được quan tâm hơn cả.

PGS.TS Lê Văn Tiến (Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Trung ương TP.HCM) cũng cho rằng cần thiết xóa bỏ chính sách miễn học phí SV sư phạm nhưng phải thực hiện theo lộ trình chặt chẽ vì nếu làm ngay SV sẽ phản ứng mạnh. Đồng thời, cần có các điều kiện cần thiết đi kèm, dựa trên những nghiên cứu tổng thể trên phạm vi cả nước. Ông Tiến phân tích, các trường đang đi theo định hướng tự chủ, vì không tự chủ khó phát triển được. Nhưng nếu trường sư phạm tự chủ trong điều kiện vẫn miễn học phí cho SV, đồng nghĩa vẫn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, tiếp tục duy trì cơ chế “xin – cho” thì sẽ rất khó thực hiện. Nếu không bỏ chính sách miễn học phí cho SV, hoạt động tự chủ khó diễn ra được.

Gần 20 năm trước, khi cả nước đứng trước cuộc khủng hoảng thiếu trầm trọng giáo viên, thí sinh chọn sư phạm quá ít, chính sách miễn học phí SV sư phạm là giải pháp cứu cánh giúp thu hút được rất nhiều học sinh khá, giỏi. Tuy nhiên, đời sống kinh tế xã hội thay đổi, học phí hiện không còn là nỗi lo lớn của nhiều gia đình, việc thu hút học sinh giỏi bằng chính sách miễn học phí có phần giảm sức tác động. ThS. Nguyễn Thị Nhung (Trường ĐH Thủ Dầu Một) nhìn nhận, trước đây chính sách miễn học phí cho SV sư phạm được thực hiện dàn trải, thiếu sự quản lý của nhà nước. SV sư phạm nhận chế độ miễn học phí chỉ cần ký cam kết sẽ phục vụ ngành khi ra trường nhưng không có cơ quan nào quản lý việc này. Thời gian tới, việc kiểm soát cần được chặt chẽ hơn.

Ông Đoàn Văn Điều (Giảng viên Khoa tâm lý học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cũng nêu thực tế, vì không ai kiểm tra, chế tài và thậm chí không có đủ việc để phân công nên SV có ký đến 2-3 cam kết phục vụ ngành sau khi ra trường cũng không có ý nghĩa. Theo ông, cần duy trì chính sách miễn học phí cho SV sư phạm có định hướng theo đuổi phục vụ nghề, còn SV nào học sư phạm nhưng có nguyện vọng làm nghề khác sẽ phải đóng học phí.

Hơn 50% SV chn sư phm vì đưc… min hc phí

Khác với góc độ của những đơn vị đào tạo, khảo sát trên nguyện vọng của SV lại đưa ra một thực tế khác. TS. Trần Lương (Khoa sư phạm Trường ĐH Cần Thơ) khi khảo sát ngẫu nhiên 95 SV sư phạm đang học tại trường cho thấy, có trên 50% SV chọn sư phạm vì được… miễn học phí. Đặc biệt, nếu ngành sư phạm phải đóng học phí, hơn 55% SV cho rằng họ sẽ bỏ học; 22% lưỡng lự trong việc lựa chọn tiếp tục học nữa hay không. Con số SV duy trì việc học dù không được miễn học phí là không lớn.

Khảo sát SV hai ngành sư phạm tại Trường CĐ Sư phạm Tây Ninh do ông Huỳnh Trần Hoài Đức (giảng viên của trường) thực hiện cũng cho thấy, một trong 3 lý do SV chọn ngành sư phạm chính là vì được miễn học phí. Trên 80% SV được khảo sát cho rằng chính sách miễn học phí cho SV sư phạm là cần thiết. “Chính sách miễn học phí cho SV sư phạm cũng thu hút một lượng SV không có hứng thú, đam mê theo học; dẫn đến việc các em không xây dựng được động cơ đúng đắn trong học tập cũng như rèn luyện kỹ năng cần có của người giáo viên. Càng nguy hại hơn khi các em tốt nghiệp, đi dạy sẽ không truyền tải được đam mê đến học sinh”, ThS. Nguyễn Thị Nhung cảnh báo.

Học phí tăng, chính sách miễn học phí sẽ tác động lớn

PGS.TS Nguyễn Thị Lan Anh (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội) cho rằng dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH có quy định việc các cơ sở giáo dục ĐH được quyết định mức học phí (riêng những trường công lập có thể sẽ có những quy định cụ thể). Với quy định này, dự báo thời gian tới học phí sẽ có những biến động kể ở cả trường công lẫn trường tư. Khi học phí tăng lên, chính sách miễn học phí sẽ tác động rất lớn.

Hiện nay học phí các trường như nhau, kể cả trường top cao lẫn top thấp, những trường chưa thực hiện tự chủ thì học phí như nhau theo thang bảng của Nghị định 86. Nhưng nếu các trường được tự quyết định mức học phí cũng như việc Chính phủ điều chỉnh quy định học phí đối với các trường công, học phí sẽ không cào bằng nữa. Khi đó, để được học những trường tốt, phù hợp nguyện vọng thì những SV nghèo càng ít có cơ hội. Vậy chính sách miễn học phí sẽ thu hút SV đến với trường sư phạm nhiều hơn.

Thực tế vào những năm từ 1998, hầu hết SV tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trở về đều được địa phương phân việc trong ngành. Sau này SV tốt nghiệp rất khó được phân nhiệm sở. Để chính sách miễn học phí thật sự hiệu quả, cần làm tốt công tác phân công việc làm. Đặc biệt, cần có kiểm soát các Sở GD-ĐT trong phân công nhiệm sở – PGS.TS Võ Văn Lộc (Trường ĐH Sài Gòn) dẫn đề nghị trong tham luận tại hội thảo.

Để tăng sức hút của ngành sư phạm, khâu giải quyết việc làm, đầu ra cho SV cũng được đại diện nhiều trường tập trung quan tâm, nhấn mạnh chứ không hẳn chỉ nằm ở việc miễn học phí. “Miễn học phí SV sư phạm không quan trọng vì ngày nay, học phí có thể được trả dần hoặc làm thêm để chi trả. Quan trọng cần xem lại chính sách lâu dài cho người giáo viên mà trước hết là tình hình xin việc, chế độ lương bổng, đãi ngộ”, mong muốn của một SV Trường ĐH Cần Thơ.

Mê Tâm

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)