Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Miền Trung ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Tạp Chí Giáo Dục

Trưc tình trng dch t ln châu Phi gia tăng din rng, nhiu đa phương min Trung như: Qung Tr, Tha Thiên – Huế, Qung Nam, Qung Ngãi… khn trương thc hin các bin pháp khoanh vùng dp dch, kim tra, kim soát tình trng giết m đ khng chế dch đng thi đm bo cung cp ngun tht an toàn cho ngưi dân.


Lc lưng chc năng kim soát ngun bnh qua các chuyến xe vn chuyn gia súc qua đa bàn tnh

Dch t ln châu Phi lan rng

Hơn 1 tháng trở lại đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi đang có dấu hiệu lan rộng tại một số địa phương ở miền Trung, gây ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi, nhất là khi Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang đến gần. Tại tỉnh Quảng Trị, bệnh dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn của 23 xã, thị trấn của 5 huyện, thị. Trong đó, huyện Triệu Phong có 18 xã, thị trấn, huyện Đakrông có 2 xã, huyện Hướng Hóa có 1 xã, huyện Cam Lộ có 1 xã và thị xã Quảng Trị có 1 xã. Nhiều hộ chăn nuôi số lượng lớn điêu đứng vì dịch bệnh. Ông Nguyễn Hữu Chiến, trú xã Triệu Long (huyện Triệu Phong) buồn bã cho biết: “Gia đình tôi nuôi 120 con lợn, trong đó có 100 lợn thịt. Gần đây, dịch bệnh xuất hiện khiến đàn lợn chết dần. Dù thực hiện nhiều biện pháp vệ sinh, khử trùng nhưng không thể nào ngăn chặn được thiệt hại. Tết sắp đến, không có lợn để bán, coi như trắng tay”.

Dịch tả lợn châu Phi được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam từ đầu năm đến nay rải rác trên đàn chăn nuôi của nhiều hộ dân ở các huyện Tiên Phước, Nông Sơn. Hiệp Đức, Đông Giang. Gần đây nhất, dịch xuất hiện ở huyện miền núi Bắc Trà My.

Tại Quảng Ngãi, báo cáo của Sở NN-PTNT tỉnh cho biết, từ đầu năm đến nay, dịch đã và đang xảy ra tại 19 cơ sở chăn nuôi ở 17 thôn thuộc 13 xã, phường, thị trấn các huyện: Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Trà Bồng với khoảng hơn 250 con lợn chết. Gần đây nhất, lực lượng chức năng đã tiến hành tiêu hủy gần 150 con lợn của một trang trại chăn nuôi thuộc xã Trà Thanh (huyện Trà Bồng).

Khn trương ngăn chn

Đánh giá của ngành chức năng cho thấy, có nhiều nguyên nhân khiến dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng, trong đó, dịch bệnh chủ yếu xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng dịch. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, chính quyền, ban ngành chức năng các tỉnh trên đã khẩn trương triển khai các biện pháp ngăn chặn. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành chỉ thị về việc triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương tập trung chỉ đạo, huy động sức mạnh tổng hợp để triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, coi nhiệm vụ phòng, chống, khống chế dịch bệnh này là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách. Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn mắc bệnh, lợn chết, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh, vứt xác lợn chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Đối với địa phương chưa có dịch tăng cường công tác giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp lợn có biểu hiện bị bệnh báo cáo ngành chức năng triển khai biện pháp phòng, chống dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.


Công tác v sinh tiêu đc kh trùng phòng chng dch bnh lây lan đưc thc hin nghiêm ngt ti Qung Tr

Tình hình dch bnh din biến khá phc tp,  dch xut hi c nhng h gia đình chăn nuôi nh l, cách  dch trưc đó rt xa. Trong khi Tết Nguyên đán đang cn k, vic chăn nuôi gp khó khăn không ch gây nh hưng đến đi sng ngưi dân chăn nuôi mà còn gián tiếnh hưng đến ngun cung tht ln cho ngưi dân trong cuc sng hàng ngày cũng như dp Tết sp đến.

Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị cũng đã lập đoàn kiểm tra tại huyện Triệu Phong – nơi dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất, chỉ đạo tăng cường kiểm tra tình hình dịch bệnh ở vùng chăn nuôi lợn tập trung trên địa bàn, các trại chăn nuôi lợn, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống và cam kết báo cáo ngay khi phát hiện dịch bệnh trên đàn lớn, không giấu dịch. Tỉnh này cũng đề xuất Trung ương hỗ trợ 15.000 lít hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

Ông Nguyễn Quang Trung – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, dịch bệnh tái phát, lây lan chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, nguyên nhân không thực hiện tốt vệ sinh phòng dịch. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức công tác phòng chống dịch. Quảng Ngãi đang khẩn trương rà soát tổ chức tiêm vaccine phòng các bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn như dịch tả lợn châu Phi, đảm bảo tỷ lệ đạt trên 80% diện tiêm. Chủ động vật tư, dụng cụ, hóa chất sát trùng, vôi bột, vaccine, kip thời dập tắt các ổ dịch ngay khi mới xảy ra trong diện hẹp…

Những ngày qua, ngành chức năng tỉnh Thừa Thiên  – Huế cũng đã đẩy mạnh công tác phòng dịch. Cắt cử lực lượng thú y tại cơ sở bám sát địa bàn, chủ động hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên theo dõi đàn lợn, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất, đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Lập chốt chặn trên QL1A, đoạn qua huyện Phong Điền – giáp ranh với tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Hữu Dũng – Trạm trưởng Trạm chăn nuôi và thú y huyện Phong Điền cho biết, đơn vị hướng dẫn các trại chăn nuôi lợn các biện pháp phòng dịch bệnh, tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, tiêm bổ sung các loại vaccine. Thường xuyên cử cán bộ giám sát tại các điểm giết mổ, các chủ nhập hàng để kiểm soát bệnh.

Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có 36 cơ sở giết mổ gia súc với công suất từ 2.000-2.500 con lợn/ngày, trong đó số lợn nhập chiếm 25-30%. Chi cục Thú y tỉnh tăng cường kiểm tra lâm sàng, công tác tiêu độc các phương tiện vận chuyển gia súc vào lò mổ. Kiểm tra các xe chở gia súc có rõ nguồn gốc mới được đưa vào lò mổ.

Thiên Phúc

Bình luận (0)