Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mô hình 9+CĐ đẩy mạnh phân luồng sau trung học

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình 9+CĐ đã và đang đưc các trưng ngh t chc tuyn sinh và đào to thí đim. Các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) đánh giá, mô hình 9+CĐ là hưng đi mi, m ra cơ hi cho ngưi hc và góp phn đy mnh vic phân lung sau trung hc.

Mô hình 9+CĐ là hưng đi mi, m ra cơ hi cho ngưi hc và góp phn đy mnh phân lung sau trung hc. Trong nh: Sinh viên mt trưng CĐ ngh thc hành ngh đin công nghip

Đưng tt nhưng hiu qu

Ông Đỗ Văn Giang (Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục GDNN – Bộ LĐ-TB&XH) nhận định, mô hình 9+CĐ mở ra nhiều cơ hội cho học sinh sau THCS, có nhiều ưu điểm là tiết kiệm thời gian, giảm chi phí học tập. Cụ thể, nếu học chương trình 9+CĐ, người học chỉ mất 3 năm để lấy hai bằng THPT và bằng CĐ, sau đó có nhu cầu học lên ĐH thì chỉ mất từ 2 đến 3 năm liên thông. Như vậy con đường từ sau THCS đến ĐH chỉ mất 5 năm. Trong khi đó, nếu sau THCS tiếp tục học lên THPT và học ĐH thì phải mất đến 7 năm. “Rút ngắn thời gian học cũng đồng nghĩa giảm được nhiều chi phí khác, sớm có cơ hội tham gia thị trường lao động. Theo Nghị định 86, học sinh sau THCS học nghề được miễn 100% học phí, như vậy khi học chương trình 9+CĐ, các em chỉ đóng học phí các môn văn hóa theo quy định và được miễn 2 năm học nghề ”, ông Giang nói.

“Nhng năm đu ph huynh còn dè dt vi chương trình 9+CĐ, tuy nhiên đến thi đim này, qua kết qu đào to, ph huynh khá yên tâm”, ThS. Nguyn Đăng Lý (Hiu trưng Trưng CĐ Quc tế TP.HCM) cho biết.

Tương tự, ông Trần Ngọc Cường (Hiệu trưởng Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thủ Đức) cũng đánh giá cao chương trình 9+CĐ. Theo ông Cường, hiện nay không chỉ học sinh có học lực trung bình hoặc không còn lựa chọn nào khác mới quyết định rẽ sang học TC hoặc theo học chương trình 9+CĐ mà nhiều em có học lực khá cũng theo học vì nhiều lý do, trong đó có lý do kinh tế. “Học nghề sau THCS được miễn học phí 100% theo quy định, đây là hướng đi phù hợp đối với những em thuộc gia đình khó khăn, cần sớm ra trường đi làm kiếm tiền để trang trải cuộc sống, phụ giúp gia đình. Ngoài ra, vừa học nghề vừa học chương trình phổ thông để lấy bằng tốt nghiệp THPT, đủ điều kiện liên thông lên ĐH”, ông Cường giải thích thêm.

Là một trong những trường tiên phong thực hiện thí điểm chương trình 9+CĐ, ThS. Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cho biết những năm đầu phụ huynh còn dè dặt với chương trình 9+CĐ, tuy nhiên đến thời điểm này, qua kết quả đào tạo, phụ huynh khá yên tâm. “Sau THCS, các em chỉ 14 tuổi, lứa tuổi còn chưa chín chắn trong suy nghĩ nên việc quản lý các em cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ sự kết nối chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình, kịp thời nắm bắt tâm lý các em, từ đó có chia sẻ, giải tỏa. Thực tế có không ít học sinh học lực trung bình nhưng sau một thời gian cố gắng học tập đã trở thành học sinh khá, giỏi và thích thú với nghề đang học”, ông Lý chia sẻ.

Được biết, đến nay các trường đã triển khai hiệu quả mô hình 9+CĐ có thể kể đến là Trường CĐ Công thương Hà Nội, Trường CĐ Kỹ nghệ II, Trường CĐ Quốc tế TP.HCM…

ng đi phù hp vi xu thế

Ở góc độ nhà tuyển dụng, ông Ngô Trần Khải (Giám đốc Công ty TNHH Cơ khí NKT) cho hay: Hàng năm Công ty NKT có nhu cầu tuyển mới hàng trăm kỹ thuật viên cơ khí. Chúng tôi không quan trọng ứng viên học trường nào, bằng cấp ra sao mà chỉ quan tâm đến việc ứng viên có kỹ năng gì trong ngành nghề đã học. Với công việc đòi hỏi kỹ năng thực hành nghề cao, công ty sẵn sàng trả lương cao gấp đôi nếu năng suất lao động cao và sẵn sàng hỗ trợ về thời gian, kinh phí để người lao động học liên thông lên ĐH nếu có nhu cầu. Qua nhiều đợt tuyển dụng trực tiếp người học từ các trường nghề, chúng tôi nhận thấy chất lượng đào tạo đã được nâng lên đáng kể, đặc biệt là người học đã được trang bị những kỹ năng cơ bản, cần thiết mà doanh nghiệp cần.

Đy mnh phát trin nhân lc có k năng ngh

Theo các chuyên gia GDNN, từ những năm 80 của thế kỷ trước, mô hình 9+ đã được triển khai tại Việt Nam với tên gọi là trung học nghề, tuy nhiên sau đó lại mất hút. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới, trong đó có giao các bộ/ngành nghiên cứu và triển khai thí điểm mô hình đào tạo 9+CĐ.

Trước đó, Tổng cục GDNN cũng đã cho phép các trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo thí điểm chương trình 9+CĐ. Các chuyên gia đánh giá, chương trình này góp phần thực hiệu hiệu quả công tác phân luồng theo Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. Theo đề án này, năm 2021 sẽ đạt mục tiêu phân luồng 30% học sinh vào GDNN.

Đề cập đến tính khả thi của chương trình 9+CĐ, ông Khải cho rằng đây là một hướng đi đúng phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Ông đề xuất thay vì chỉ đào tạo văn hóa và đào tạo nghề thì các trường cần mạnh dạn đào tạo song hành ngoại ngữ. Có như vậy, khi ra trường người học mới có cơ hội tham gia thị trường lao động, đặc biệt với các doanh nghiệp FDI. “Thực tế học sinh, sinh viên của các trường nghề nói chung còn hạn chế về ngoại ngữ. Đây là một trở ngại lớn trong việc tham khảo, tra cứu tài liệu chuyên ngành để bổ sung và phát triển kỹ năng nghề, nhất là trước xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Khải chỉ rõ.

Cùng quan điểm, bà Nguyễn Thụy Anh (Phó Giám đốc Công ty cung ứng nguồn nhân lực Đông Nam) thông tin, hiện nay các quốc gia như Úc, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam ở các ngành nghề kỹ thuật, vì vậy việc tổ chức đào tạo ngoại ngữ cho người học là cần thiết. “Tùy vào điều kiện thực tế, các trường có thể đưa ngoại ngữ là một trong những điều kiện cần để được tốt nghiệp. Theo đó, bên cạnh chuyên ngữ như Anh, Nhật, người học có thể sử dụng các ngoại ngữ khác như Hàn, Đức… để thay thế”, bà Thụy Anh đề xuất.

Bài, ảnh: Trng Tri

Bình luận (0)