Khoa học - Công nghệSản phẩm công nghệ

Mô hình ấp trứng thời công nghệ

Tạp Chí Giáo Dục

T thc tế cuc sng, em Đ Hoàng Anh (hc lp 9/3 Trưng THCS Lý Thưng Kit, Q.Bình Tân, TP.HCM) đã tích lũy kiến thc và chế to ra “Mô hình máy p trng” nhm giúp các trang tri có th gim nhân công, tăng t l trng n và nâng cao cht lưng con ging.

“Mô hình máy p trng” ca em Đ Hoàng Anh va đot gii nhì (bng THCS) trong cuc thi Sáng to thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2019

Với mô hình này, Hoàng Anh đã xuất sắc giành giải nhì (bảng THCS) trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM năm 2019 do Thành đoàn TP.HCM vừa tổ chức tại Trường THPT Trưng Vương (Q.1).

Sáng to mang tính thc tin

Để tiến gần với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà nước luôn khuyến khích người dân sáng tạo. Các trường học cũng hướng đến hình thức giáo dục STEM và tổ chức nhiều cuộc thi về khoa học kỹ thuật để học sinh nghiên cứu, sáng tạo, thu hút nhiều học sinh hào hứng tham gia.  Tại cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu nhi TP.HCM vừa qua, “Mô hình máy ấp trứng” được Ban giám khảo đánh giá cao vì mang tính thực tiễn. Thuyết trình mạch lạc, trôi chảy cùng với sự tự tin, Hoàng Anh đã giới thiệu cho Ban giám khảo, thầy cô giáo và bạn bè biết rõ về “Mô hình máy ấp trứng” của mình. Theo đó, máy gồm thùng nhựa, quạt tản nhiệt, module ẩm, module gia tốc, module điều khiển nhiệt độ, khay trứng, bóng đèn dây tóc, dây điện và một số bộ phận hỗ trợ khác để kết nối với nhau. “Với cái máy này, khi ngoài trời quá lạnh thì đèn sẽ tự bật để cung cấp nhiệt độ cho trứng, khi đủ nhiệt độ hệ thống sẽ tự ngắt, phối hợp với module ẩm để lưu thông độ ẩm, khí nóng đảm bảo trứng nở đều, nâng cao hiệu suất”, Hoàng Anh phân tích. Trong các bộ phận, theo Hoàng Anh, bóng đèn là quan trọng nhất. Đây là nơi cung cấp ánh sáng, nhiệt độ giúp trứng nở. “Tuy nhiên không phải đèn nào cũng có thể sử dụng, tốt nhất nên dùng đèn dây tóc”, Hoàng Anh lưu ý.

Để tiện quan sát, theo dõi quá trình máy ấp trứng, Hoàng Anh gợi ý các hộ dân hay trang trại có thể lắp thêm camera. “Khi đó mọi người không cần phải tới lui trông chừng. Trong mô hình, em còn cài hệ thống chuông báo để khi con giống nở, máy ấp trứng sẽ tự báo tín hiệu cho chủ. Em đã thử nghiệm và thành công, cả 2 trứng gà đều nở thành con giống”, Hoàng Anh cho biết.

Sau khi nghe xong phần thuyết trình, Ban giám khảo thắc mắc: “Nếu trường hợp cúp điện thì trứng sẽ ra sao?”. Hoàng Anh liền trả lời: “Cúp điện là chuyện rất thường hay xảy ra. Tuy nhiên, ngoài kết nối với nguồn điện đang sử dụng trong nhà, máy này còn có thể kết nối với bình ắc quy để hoạt động bình thường. Do đó, dù có cúp điện bao lâu đi nữa thì cũng không ảnh hưởng đến trứng”.

Nhận xét về “Mô hình máy ấp trứng” trên, phụ huynh em Trần Thanh Uyên (học sinh Trường THCS Cách Mạng Tháng Tám, Q.10) nói: “Đây là sáng kiến hay, có thể giúp người dân dễ dàng kiểm soát quy trình ấp trứng và giảm hao hụt về con giống. Trước đây, nhà tôi cũng từng cho gà mái ấp trứng. Tuy nhiên, một số con gà ấp ẩu nên tỉ lệ trứng nở thành công chỉ chiếm chừng 70%-80%”.

Gian nan nhưng không h nn

Chia sẻ về “Mô hình máy ấp trứng”, Hoàng Anh bộc bạch: “Hồi nhỏ, em thấy ông ngoại thường ấp trứng bằng phương pháp tự nhiên, tức để cho gà đẻ rồi tự ấp. Nhiều lúc thấy ông vất vả và lo lắng vì phải phụ thuộc vào gà mẹ, con nào ấp khéo còn đỡ, còn nào ấp dở xem như chất lượng rất kém. Lúc đó em muốn làm gì đó để có thể giúp ông nhưng không biết làm bằng cách nào. Rồi đến năm lớp 8, em được học nghề điện ở trường, cộng thêm vốn kiến thức từ môn tin học, đến nay em mới có thể sáng tạo được sản phẩm này. Đối với em, đây là một thành quả rất ý nghĩa”.

Kể về quá trình thực hiện sản phẩm, Hoàng Anh nhớ lại: “Để có tiền mua linh kiện lắp ráp, em phải nhịn ăn sáng nhằm chắt chiu từng đồng mà cha mẹ đã cho, khi có đủ tiền em phải đi xa mới mua được những thứ mà mình cần”. Có thể nói, đối với những người chuyên nghiệp thì đây là việc đơn giản. Nhưng đối học sinh lớp 9 như Hoàng Anh là cả một quá trình mày mò, sáng tạo. “Sau khi có linh kiện, em bắt đầu thực hiện từng thao tác. Cái khó nữa đối với em là không biết sắp xếp sao cho các bộ phận hợp lý. Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên em đã làm nổ mạch điện vài lần”, Hoàng Anh cho hay. Tuy nhiên, vì nghĩ đến ông ngoại và nỗi niềm được cống hiến, giúp các trang trại nâng cao hiệu quả con giống, Hoàng Anh không nản chí, em nhờ thầy cô hướng dẫn thêm, lắp hư phần nào em lại tháo ra, rồi tiếp tục lắp lại. Trải qua quá trình cố gắng, cuối cùng “Mô hình máy ấp trứng” cũng hoàn thành.

Theo Hoàng Anh, để sáng tạo thành công, bản thân không cần quá giỏi nhưng phải nắm vững kiến thức cơ bản, nhất là ở bộ môn tin học. Ngoài ra cũng cần phải cố gắng, quyết tâm thực hiện đến cùng. Sáng tạo những sản phẩm này rất dễ thất bại, nhất là liên quan đến điện. Chỉ cần nối nhầm mạch là bị nổ ngay.

Chia sẻ về giải thưởng, Hoàng Anh cho biết: “Em rất vui mừng khi đoạt được giải cao. Hiện tại nhà em không có không gian cho đàn gà ấp. Vì vậy, sắp tới em sẽ chuyển mô hình này về quê cho người thân sử dụng. Ngoài ra em cũng sẽ cố gắng học tập, rút kinh nghiệm để tham gia những cuộc thi sắp tới”.

Kiu Khánh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)