Tạp Chí Giáo Dục TP.Hồ Chí Minh
Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Đang được triển khai rất khẩn trương

Tạp Chí Giáo Dục

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Đang được triển khai rất khẩn trương - Audio
00:00 / 00:00
An audio error has occurred, player will skip forward in 2 seconds.
  1. 1 Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Đang được triển khai rất khẩn trương Audio

Đng y Chính ph s báo cáo Ban Chp hành Trung ương đ án sp xếp li đơn v hành chính các cp và t chc chính quyn đa phương hai cp trưc 1-4. y ban Thưng v Quc hi s thông qua ngh quyết sp xếp đơn v hành chính cp xã và sáp nhp đơn v hành chính cp tnh trưc 30-6.

TP.HCM dự kiến xóa bỏ hết ranh giới để chia lại đơn vị hành chính cấp xã

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, cần sự phối hợp của các bộ ngành trong việc hướng dẫn các địa phương sắp xếp đơn vị hành chính. Tập trung triển khai thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp bảo đảm thận trọng, kỹ lưỡng, chất lượng. Đây là yêu cầu đáp ứng chỉ đạo chung của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, là một nhiệm vụ hết sức hệ trọng và cấp bách.

Bà Trà thông tin, quy trình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được triển khai rất khẩn trương với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”…

Mô hình mi gim 50-70% đơn v hành chính

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại các Kết luận 126 ngày 14-2-2025 và Kết luận số 127 ngày 28-2-2025, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã xây dựng và trình xin ý kiến Bộ Chính trị đối với Đề án sắp xếp tổ chức lại hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Giữa tháng 3 vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ, tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, hoàn thiện thêm một bước đề án để báo cáo Bộ Chính trị.

Tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ, đại đa số các ý kiến, dư luận nhân dân đồng tình cao với chủ trương sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp để phù hợp tình hình mới, hạ tầng số được cải thiện mạnh mẽ, đồng thời tạo không gian phát triển mới của từng địa phương.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp là cấp tỉnh (gồm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở. Phiên họp thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính – chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên, quy mô dân số phải xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng…

Đặc biệt, việc đặt tên đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu với việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp là tăng cường thẩm quyền, nêu cao hơn nữa tính tự lực, tự chủ, tự cường của cấp địa phương; chính quyền gần dân hơn, sát dân hơn, giải quyết công việc cho dân thuận lợi hơn; mang lại lợi ích cho người dân nhiều hơn, nhân dân ngày càng hạnh phúc và ấm no; tạo sự đồng thuận của người dân…

Không bó buc vào đa gii hành chính

Đây là chủ trương của TP.HCM khi thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.

Tại buổi làm việc với quận 1 về tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn, ông Nguyễn Văn Được – Chủ tịch UBND TP.HCM – thông tin, TP đang làm phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị TP theo Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo đó, số lượng đơn vị hành chính cấp xã thuộc TP sau sắp xếp phải đảm bảo giảm tương ứng với số liệu tổng toàn quốc. Cụ thể, cả nước đang có 10.500 đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến sẽ giảm còn 2.500. TP.HCM hiện có 273 xã, phường thì sau sắp xếp còn khoảng 80.

Mi đây, B Ni v đã có văn bn gi các tnh, thành. Theo đó đ ngh các tnh, thành tm dng trình đ án sp xếp, thành lp đơn v hành chính cp huyn, xã theo ngh quyết ca y ban Thưng v Quc hi năm 2016, 2022 và 2023.

Các đa phương đưc đ ngh tm dng thm đnh, nghim thu h sơ, bn đ đa gii đơn v hành chính các cp và lp mi, chnh lý, b sung h sơ, bn đ đa gii hành chính các cp theo ngh quyết ca y ban Thưng v Quc hi v sp xếp đi vi tng đơn v hành chính cp huyn, xã giai đon 2023-2025.

Ngoài ra, B Ni v đ ngh tm dng xây dng hp phn quy hoch tng th đơn v hành chính cp huyn, xã giai đon đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2045 đến khi có ch trương mi ca cp có thm quyn.

Các yêu cu nêu trên ch áp dng vi trưng hp đang làm đ án sáp nhp huyn, xã theo tiêu chun cũ đã đưc y ban Thưng v Quc hi ban hành trưc đó.

Căn c theo Ngh quyết 35/2023, giai đon 2023-2025, cc d kiến có 9 đơn v hành chính cp huyn phi sp xếp, 18 đơn v đưc khuyến khích, gim 13 đơn v. S xã phi sáp nhp là 1.247, gim 624.

Ông Tạ Hoài Nam – Trưởng ban Tổ chức Quận ủy quận 1 – cho biết, địa phương đang tính hai phương án là quận sẽ chia làm 3 hoặc 2 phường. Hiện đang nghiêng nhiều về phương án sẽ lập 2 phường gồm Bến Nghé (gộp 3 phường hiện hữu) và Bến Thành (gộp 7 phường hiện hữu). Phương án này giữ nguyên địa giới hành chính mà không phải phân chia lại.

Ông Được cho rằng quận 1 không nên bó buộc phương án và địa giới hành chính quận mà cần mở rộng ra các quận tiếp giáp. Chẳng hạn quận 3 có khu vực nào tương đồng về địa giới, kinh tế, dân cư nếu nhập vào phường Bến Thành, Bến Nghé mà dễ quản lý hơn, phát huy thế mạnh thì quận cứ đề xuất.

“TP tính nhiều phương án nhưng đang nghiêng về phương án xóa bỏ hết ranh giới để chia lại đơn vị hành chính cấp xã theo quy mô dân số, địa hình, mở ra không gian phát triển tốt nhất”, ông Được nói.

Cũng theo ông Được, cách thức phân chia lại phường là phân theo khu vực nội đô, ngoại thành, tương đồng về điều kiện kinh tế, xã hội chứ không bó buộc vào địa giới hành chính…

Hòa Triu

Bình luận (0)