Tuyên truyền pháp luậtAn toàn giao thông

Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” được duy trì hiệu quả

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Mô hình “Cng trưng an toàn giao thông” đưc quan tâm, trin khai thc hin và nhân rng đến các trưng trên đa bàn TP.HCM. Mô hình đã phát huy tác dng, góp phn gim thiu tình trng ùn tc giao thông trưc cng trưng trưc và sau gi tan hc, góp phn tích cc trong giáo dc ý thc chp hành pháp lut v trt t an toàn giao thông đưng b cho các em hc sinh.

Cảnh sát giao thông phối hợp với nhà trường đảm bảo trật tự giao thông vào các giờ cao điểm 

Nhân rng nhiu nơi

Tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông như không đội mũ bảo hiểm, đi hàng hai, hàng ba, lạng lách đánh võng, nhiều em chưa có bằng lái xe đi xe máy đến trường, chưa đủ tuổi sử dụng phương tiện tham gia giao thông… hiện nay xảy ra thường xuyên. Thực trạng này rất đáng lo ngại, là một trong những nguyên nhân chủ yếu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông trong học sinh.

Để giảm thiểu tình trạng này, từ năm 2023, TP.HCM đã triển khai “Mô hình cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn. Đây là một trong những mô hình trọng điểm thuộc chương trình phối hợp số 11 giữa Bộ Công an với Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025.

Qua thời gian triển khai trên địa bàn TP.HCM, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đã được nhân rộng đến nhiều trường học trên địa bàn như: Q.1, Q.12, Q.Phú Nhuận, Q.Tân Phú, Q.Gò Vấp… Với mô hình này, công an phường sẽ chỉ đạo lực lượng cảnh sát khu vực, cảnh sát trật tự thường xuyên phối hợp với nhà trường đảm bảo trật tự giao thông vào các giờ cao điểm. Bố trí lực lượng bảo vệ dân phòng kết hợp bảo vệ nhà trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, phụ huynh học sinh đưa, đón học sinh đậu, đỗ xe đúng quy định, nhắc nhở học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe máy.

Mặt khác, các đơn vị còn tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường về việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không giao mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe. Các nội dung về an toàn giao thông cũng được đưa vào nội dung chương trình giáo dục của nhà trường và lồng ghép trong chương trình học chính khóa, đồng thời tăng cường các hoạt động ngoại khóa giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.

Mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” giúp giảm thiểu tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông

Mô hình góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học; tình trạng tai nạn giao thông, mô hình đã góp phần tích cực trong giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ cho các em học sinh (kể cả phụ huynh đưa rước con em) và đảm bảo an toàn giao thông tại cổng trường. Thông qua mô hình còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Đồng thời, sớm hình thành ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Nhiu hình thc

Thượng tá Đoàn Văn Quới – Phó Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt, Công an TP.HCM cho biết, thời gian qua, lực lượng cảnh sát giao thông TP.HCM chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP tăng cường tuyên truyền tại các cơ sở giáo dục, trường học với nhiều hình thức phù hợp. Theo đó, các đơn vị thực hiện đăng tải các bài viết trên các trang mạng xã hội của cơ sở giáo dục, báo cáo trực tiếp tại các chương trình ngoại khóa, tuyên truyền tại khu vực cổng trường cho phụ huynh học sinh.

Song song đó, lực lượng cảnh sát giao thông cũng kết hợp gửi tin nhắn qua Zalo và các ứng dụng mạng xã hội, phân công lực lượng tăng cường tuần tra kiểm soát tại khu vực các trường học để xử lý nghiêm học sinh, sinh viên sử dụng xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Em Trn Ngc Bo Nhi (hc sinh Trưng THPT  Trưng Chinh, Q.12) chia s: “Em nhn thy mô hình “Cng trưng an toàn giao thông” vô cùng ý nghĩa. Mô hình không ch nâng cao nhn thc v an toàn giao thông mà còn cho chúng em hiu hơn v vai trò ca mình trong vic tham gia gi gìn trt t an toàn giao thông”.

Đối với tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, Phòng Cảnh sát giao thông cũng đã tham mưu cho Ban Giám đốc Công an TP chỉ đạo công an các đơn vị địa phương mà nòng cốt là đội cảnh sát giao thông trật tự của công an cấp quận, huyện, phải có trách nhiệm phối hợp với phòng giáo dục và đào tạo các quận, huyện, các cơ quan liên quan và đặc biệt là nhà trường, phụ huynh, học sinh triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, không để xảy ra ùn tắc.

Để mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” đạt hiệu quả hơn nữa, Phòng Cảnh sát giao thông Đường bộ – Đường sắt, Công an TP.HCM cho rằng phía nhà trường, cần tuyên truyền cho phụ huynh và học sinh chấp hành nghiêm Luật Giao thông khi tham gia giao thông, cũng như trong việc đưa đón con em đến trường. Đối với những trường học có sân bãi rộng, cần tạo điều kiện cho phụ huynh đưa xe hai bánh vào bên trong sân trường để đưa đón con em, nhằm phòng tránh ùn tắc và tai nạn giao thông xảy ra trước cổng trường, gây nguy hiểm cho học sinh.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)