Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Mô hình đặc biệt của cô trò ở trường học vùng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Xây dng vưn rau ngay trong khuôn viên trưng hc, làm cu ni h tr tng dê ging cho gia đình hc sinh… là nhng mô hình sáng to đưc các trưng hc huyn Hưng Hóa (tnh Qung Tr) chn la nhm giúp hc sinh nm bt nhng kiến thc thc tin gn vi cuc sng. Đng thi giúp đ các em có hoàn cnh khó khăn; to s gn kết gia nhà trưng, hc sinh và ph huynh…

Mô hình tặng dê giống của Trường THCS Thuận cho phụ huynh học sinh khó khăn để ngăn dòng bỏ học 

Tiết hc tri nghim ngăn dòng b hc

Ngày cuối tuần, Hồ Thị Vinh, học sinh lớp 8, Trường THCS Thuận (huyện Hướng Hóa) tranh thủ lùa đàn dê lên đồi cỏ phía trên bản. Nhanh chóng cắt thêm vài bó lá mang về cho dê ăn dặm, Vinh tất tả trở về nhà, ra vườn rau nhỏ xới đất cùng mẹ, ươm thêm vài luống hạt rau cải, rau muống, mồng tơi… Vinh nói: “Kỹ thuật trồng rau này em được thầy cô hướng dẫn tại trường, trong các tiết học trải nghiệm. Về nhà em áp dụng lại, bày thêm cho mẹ để gia đình có rau ăn mà không phải mất tiền mua”.

Bố Vinh không may gặp tai nạn giao thông qua đời hơn 1 năm trước. Một mình bà Hồ Thị Mê – mẹ của Vinh phải quần quật bươn chải để nuôi 3 đứa con đang đi học. Sau Vinh là hai em nhỏ Hồ A Đin học lớp 7 và em Hồ Thị Thinh lớp 5. Bà Mê trồng 1ha sắn, mỗi năm thu hoạch một vụ, đó là nguồn thu nhập chính để 4 mẹ con nhì nhằng sống qua ngày.

Trước hoàn cảnh khó khăn đó, tháng 3-2024 vừa qua, Trường THCS Thuận đã phối hợp cùng dự án “Trẻ em gái sẵn sàng cho tương lai” của Tổ chức Plan Việt Nam để chia sẻ cùng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua mô hình chăn nuôi giữa nhà trường và phụ huynh học sinh. Ban Giám hiệu nhà trường đã quyết định hỗ trợ 2 con dê giống cho bà Hồ Thị Mê để giúp tạo thêm thu nhập. Ngày trao tặng dê giống, các thầy cô giáo trong trường còn đến tận nhà hỗ trợ làm chuồng trại, hướng dẫn cho bà Mê và Vinh cách chăm sóc dê. “Bây giờ cặp dê giống đã sinh sản thêm được 4 con dê con rồi. Nay mai đàn dê lớn, nỗi lo thiếu hụt lương thực, không có điều kiện cho con tới trường đã giảm đi nhiều”, bà Mê nói tiếng Kinh chậm như nhặt thóc nhưng gương mặt lộ rõ niềm vui.

Học sinh Trường THCS Thuận tự tay chăm sóc vườn rau trải nghiệm tại trường

Em Hồ Thị Thanh học sinh lớp 8 cũng được chọn trong danh sách nhận dê giống hỗ trợ của nhà trường. Gia đình Thanh có 4 anh chị em. Đời sống kinh tế phụ thuộc vào nương rẫy và công việc làm thuê bấp bênh của bố mẹ. Ông Hồ Văn Phước – ba Thanh chia sẻ: “Nay cặp dê giống của nhà trường hỗ trợ đã sinh sản thành 5 con. Hàng ngày vợ chồng tôi đều đi cắt lá cây, cỏ cho dê ăn theo hướng dẫn của thầy cô giáo để dê nhanh lớn và sinh sản tốt. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc để đàn dê ngày càng nhiều hơn, sau này có kinh phí cho con ăn học”.

Nhắc đến việc học, giọng ông Phước vui vẻ: “Ở trường các thầy cô giáo không chỉ dạy chữ mà còn dạy các cháu cách trồng rau, chăm dê. Cháu Thanh mới lên lớp 8 nhưng đã biết cách trồng rau rất tốt. Vườn rau nhà tôi do cháu trồng và bày cho bố mẹ làm theo, bây giờ vườn có đủ mồng tơi, bí đỏ, bắp cải…”.

Với hỗ trợ từ dự án “Trẻ em gái sẵn sàng cho tương lai” của Tổ chức Plan, Trường THCS Thuận đã xây dựng mô hình chăn nuôi dê phối hợp với gia đình học sinh. Ban đầu nhà trường triển khai tại hai hộ gia đình của hai học sinh có hoàn cảnh khó khăn và cấp 4 con dê giống. Mô hình sẽ nuôi quay vòng, phụ huynh cam kết sẽ nuôi dê sau 1 năm, khi dê đã sinh sản thì sẽ bàn giao dê giống lại cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác. Việc san sẻ sinh kế này giúp phụ huynh cải thiện kinh tế cho học sinh yên tâm đến trường và giúp nhà trường ngăn dòng học sinh bỏ học.

Cách làm sáng to ca nhà trưng

Trải dài phía Đông dãy Trường Sơn hùng vĩ, huyện vùng cao Hướng Hóa có địa bàn rộng. Giao thông đi lại nhiều nơi còn vô vàn khó khăn. Để tiếp sức cho học sinh đến trường, các trường học đã tổ chức các lớp nội trú và bán trú. Một số học sinh có điều kiện vào đại học, học nghề để có công việc ổn định. Nhiều học sinh sau khi học hết bậc THPT lại quay về với nương rẫy. Tuy vậy, những kiến thức học được trong suốt 12 năm học đâu đó vẫn thiếu đi ít nhiều kỹ năng sống khi bước vào đời.

Cùng vi Trưng THCS Thun, hin nay ti Qung Tr có 6 trưng THCS khác trên đa bàn huyn Hưng Hóa và 5 trưng THCS trên đa bàn huyn Đakrông đang thc hin mô hình vưn rau tri nghim giáo dc hưng nghip.

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, với mục tiêu giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để sau này áp dụng vào đời sống, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp… Một số trường ở huyện vùng cao Hướng Hóa đã chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng mô hình học tập phù hợp với thực tế cuộc sống. Còn nhớ những ngày đầu khi thực hiện mô hình “Vườn rau trải nghiệm giáo dục hướng nghiệp”, cô trò Trường THCS Thuận gặp phải nhiều khó khăn. Thầy cô giáo đã nhanh chóng cập nhật kỹ thuật rồi hướng dẫn học sinh thực hành làm đất, bón phân, gieo hạt và chăm sóc một cách tỉ mỉ. Nhờ đó, mỗi lớp đều có vườn rau của riêng mình. Thấy vườn rau xanh tốt, bà con dân bản mỗi lần đi ngang đều dừng lại hỏi thăm về cách trồng, chăm sóc. Thói quen sống dựa vào cây rau rừng hoang dại trên nương rẫy dần được thay bằng những luống rau ngay cạnh nhà – nơi thông thường lâu nay bà con vẫn bỏ hoang.

Thầy giáo Lê Cảnh Hoài – Hiệu trưởng Trường THCS Thuận cho biết, toàn trường có hơn 300 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào Vân Kiều. Từ năm học 2023-2024, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án, các em học sinh đã có những tiết học ngoại khóa thiết thực và bổ ích. “Chúng tôi chủ động nắm bắt cơ hội từ các chương trình hỗ trợ, đặc biệt là của dự án Plan. Những mô hình như vườn rau trải nghiệm hoặc nuôi dê là những hoạt động rất thiết thực, góp phần mang lại nhiều hiệu quả. Mô hình giúp học sinh yêu thích trải nghiệm nhiều hơn, thu hút các em đến trường; giúp cho các em có được kỹ năng, biết ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, chẳng hạn như trồng rau, bón phân cho cây, biết về kỹ thuật chăm sóc và nuôi dê… Đồng thời mang lại nguồn lợi thực tế cho phụ huynh và học sinh. Qua đó, phụ huynh quan tâm chăm lo nhiều hơn đến chuyện học hành của con em mình”, thầy Hoài chia sẻ.

Dưới chân dãy Trường Sơn hôm nay, câu chuyện học trò biết cách tự trồng rau, chăm dê đã trở thành câu chuyện vui trong mỗi gia đình ở các bản làng. Ý nghĩ tiêu cực “con chữ không làm no cái bụng” đã được xóa bỏ, nhiều phụ huynh quan tâm hơn đến việc học của con em mình. Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn, định hướng đúng song hành với rèn luyện kỹ năng cho học trò đã mang lại hiệu quả tích cực!

Thiên Lam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)