Kinh tế - Giáo dụcNghề nghiệp việc làm

Mở lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn: Dễ, mà… không dễ!

Tạp Chí Giáo Dục

Một lớp dạy nghề dệt chiếu thảm. Ảnh: T.L

Đó là tình hình thực tế qua việc chiêu sinh mở lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL trong thời gian qua. "Nhận diện" thực tế này để có giải pháp phù hợp là cần thiết.

Tại TP.Cần Thơ, 3 năm (2006 – 2008) và 4 tháng đầu năm 2009, Trung tâm dạy nghề quận Thốt Nốt mở được 59 lớp (gần 1.800 học viên); con số tương ứng cùng thời gian này ở huyện Phong Điền là 66 lớp (gần 2.200 LĐ). Ở Đồng Tháp, Hội Chữ thập Đỏ xã Long Hưng B (huyện Lấp Vò) được đánh giá là đơn vị kết hợp khá tốt với Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức dạy nghề cho LĐ nông thôn.
Từ năm 2006 tới nay, qua 15 lớp dạy nghề do đơn vị này tổ chức, 320 LĐ tại xã đã được học các nghề may, sửa chữa đồ điện tử, thêu… Theo Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ xã Long Hưng B Phan Kim Lựu, sau khi học, 80% học viên có việc làm với thu nhập từ 1,2 – 2,2 triệu đồng/tháng. Ơ Trà Vinh, 8 lớp dạy nghề (đan khung sắt, may, tách vỏ hạt điều) từ Dự án IMPP cũng thu hút được trên 320 LĐ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo theo học…
Tuy nhiên, nhìn ở diện rộng, có thể thấy việc chiêu sinh mở lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn ở các địa phương khu vực ĐBSCL mới giải quyết một phần nhỏ nhu cầu học nghề của NLĐ. Nhiều nơi dù học viên đi học được hỗ trợ tiền ăn (10.000 đồng/ngày), song việc chiêu sinh mở lớp gặp không ít khó khăn. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Phong Điền (Cần Thơ) có hoạt động phối hợp với ngành chức năng tổ chức dạy nghề cho thanh niên nông thôn.
Tuy nhiên, do việc chiêu sinh khó khăn nên – theo Phó Bí thư Huyện đoàn Trần Hoàng Lâm: Số lớp mở ngày càng giảm, từ 11 lớp (năm 2006) giảm còn 7 lớp (2007) rồi 3 lớp (2008). Tình trạng mỗi lớp chỉ chiêu sinh 30 học viên, song ngày khai giảng cứ phải dời đi, dời lại nhiều lần do không đủ học viên không phải là chuyện cá biệt!
Một số ý kiến cho rằng, một bộ phận không nhỏ NLĐ nông thôn ở ĐBSCL chưa quan tâm tới việc học nghề. Mặt khác, do trình độ học vấn hạn chế nên khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng thực hành của LĐ nông thôn gặp khó khăn; vì vậy nhiều người ngán ngại việc học nghề. Không sai, nhưng không chỉ có vậy. Việc khó chiêu sinh mở lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn còn do danh mục nghề đưa vào giảng dạy chưa phù hợp.
Chẳng hạn như, dạy nghề sửa chữa xe gắn máy thời gian học chỉ 2 tháng, thì học xong học viên không đủ trình độ để làm nghề. Hoặc có nghề  – như may gia dụng – học xong khó tìm được việc làm. Theo bà Phan Kim Lựu – Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ xã Long Hưng B – trước khi mở một lớp dạy nghề cho LĐ nông thôn trong xã, hội đều cử người liên hệ với một số DN để tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng LĐ để chọn nghề phù hợp mở lớp…

Lê Như Giang (laodong)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Xin lỗi vì bài viết này không hữu ích cho bạn

Giúp chúng tôi cải thiện

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Bình luận (0)