Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Mở rộng dạy tích hợp từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2

Tạp Chí Giáo Dục

Theo Đ án Hi nhp quc tế trong giáo dc và đào to đến năm 2030 ca Chính ph va đưc ban hành, đt mc tiêu cc có thêm 5 tnh, thành có trưng dy tích hp chương trình nưc ngoài, tc dy mt s môn bng tiếng Anh, góp phn tng bưc đưa tiếng Anh tr thành ngôn ng th hai trong trưng hc, theo Kết lun s 91 ca B Chính tr ngày 12-8-2024.

Chính phủ đặt yêu cầu mở rộng dạy chương trình tích hợp từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học. Trong hình: Một giờ học tiếng Anh tích hợp của học sinh TP.HCM 

Tại TP.HCM, chương trình tiếng Anh tích hợp được thực hiện từ năm 2014 là chương trình dạy chương trình nước ngoài cho học sinh phổ thông trường công lập. Học sinh theo học chương trình này sẽ được tiếp cận chương trình quốc gia Anh cho các môn toán, khoa học và tiếng Anh.

Ban đầu, chương trình được triển khai tại một số trường thuộc Sở GD-ĐT và tại một số quận trung tâm của thành phố. Từ những kết quả tích cực đạt được ở các đơn vị được triển khai đầu tiên, nhu cầu cha mẹ học sinh tăng cao, Sở GD-ĐT và UBND các quận, huyện đã mở rộng ra nhiều trường khác. Từ năm 2014 đến 2024, số lượng học sinh tham gia chương trình tăng dần qua các năm. Trong đó, năm 2014 có 18 trường, 3 quận huyện, 600 học sinh thì đến năm 2024 đã có trên 160 trường, 20 quận huyện, trên 30.000 học sinh tham gia. Điều này cho thấy nhu cầu học tiếng Anh, kết hợp với các môn kiến thức khoa học, ngày càng tăng cao.

Chia sẻ về nguồn lực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất khi thực hiện chương trình tích hợp, ông Nguyễn Bảo Quốc – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy chương trình được đào tạo và kiểm tra trình độ định kỳ. Hầu hết các giáo viên giảng dạy chương trình này đều có chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh quốc tế như TESOL, CELTA hoặc TEFL. Ngoài ra, các giáo viên còn được tham gia các khóa tập huấn chuyên sâu về giảng dạy các môn toán và khoa học bằng tiếng Anh.

Riêng về cơ sở vật chất tại các trường thực hiện chương trình đã được nâng cấp đáng kể. Phòng học được trang bị máy chiếu, bảng tương tác, và các thiết bị hỗ trợ học tập hiện đại nhằm phục vụ cho việc giảng dạy các môn bằng tiếng Anh. Các trường cũng đã triển khai phần mềm học tập và các ứng dụng công nghệ tiên tiến để hỗ trợ học sinh trong việc học toán và khoa học bằng tiếng Anh. Các phần mềm này không chỉ giúp học sinh ôn tập kiến thức mà còn giúp các em thực hành kỹ năng tiếng Anh thông qua các bài tập đa dạng.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá, với chương trình tiếng Anh tích hợp, việc sử dụng tiếng Anh thường xuyên đã giúp học sinh nhà trường đáp ứng được các yêu cầu tổ chức các hoạt động ngoại khóa của các tổ chuyên môn… góp phần đa dạng hóa việc sử dụng tiếng Anh trong nhà trường. Học sinh nhà trường không chỉ sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với học sinh quốc tế; mà còn có thể chủ động thực hiện nhiều nội dung khác như dẫn chương trình, giới thiệu về lịch sử, văn hóa, hoạt động nhà trường, tổ chức trò chơi… hoàn toàn bằng tiếng Anh.

Đặc biệt, trình độ tiếng Anh của học sinh tham gia chương trình cũng có sự tiến bộ rõ rệt. Đa phần học sinh khi hoàn thành chương trình các cấp học, học sinh đều đạt được các trình độ tương ứng theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Bộ GD-ĐT và tương đương các mức độ theo Khung tham chiếu châu Âu (CEFR). Nhiều học sinh có thể giao tiếp thành thạo bằng tiếng Anh, đặc biệt là trong các tình huống liên quan đến học thuật và khoa học.

TP.HCM sẽ hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế cập nhật chương trình giảng dạy

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc, thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12-8-2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và Nghị định 84/2024/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành nghị định về thí điểm phân cấp quản lý Nhà nước một số lĩnh vực cho chính quyền TP.HCM đã đặt yêu cầu cho việc xác định các định hướng tiếp tục thực hiện chương trình tiếng Anh tích hợp của TP.HCM.

Trong đó, ông Quốc cho biết, TP.HCM xác định, việc triển khai chương trình tiếng Anh tích hợp không chỉ dừng lại ở việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học, giáo dục, mà cần một số giải pháp định hướng theo Kết luận số 91 để góp phần thúc đẩy việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai và sẵn sàng hội nhập quốc tế.

Hợp tác với các tổ chức giáo dục quốc tế để cập nhật chương trình giảng dạy và tiếp cận với phương pháp giáo dục tiên tiến; tạo cơ hội cho học sinh tham gia các kỳ thi, hội thảo, trao đổi học tập quốc tế trên nền tảng số, giao lưu học tập thực tế ở nước ngoài…; Tăng cường thông tin, truyền thông, tạo điều kiện để cha mẹ học sinh hiểu rõ và đồng hành cùng chương trình.

Song song thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp các khóa học nâng cao trình độ, kỹ năng dạy học với các phương pháp giáo dục hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy học.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM nghiên cứu mở rộng chương trình tiếng Anh tích hợp trong các năm học tới. Trong đó, chú ý đến chi phí, tính toán để làm sao có nhiều hơn nữa đối tượng học sinh được thụ hưởng chương trình, đồng thời gợi ý ngành giáo dục có thể tính đến việc dạy tiếng Anh ở các môn học khác, không dừng ở toán và khoa học…

Khương Yến

Bình luận (0)