Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Mở rộng kênh bán tour qua mạng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

DN cạnh tranh được về giá, mở rộng kênh thanh toán online; khách hàng hưởng nhiều dịch vụ từ xa.
Việc phát triển các kênh online đã có từ lâu, thế nhưng chỉ được các doanh nghiệp (DN) quan tâm trong thời gian gần đây. Đặc biệt là trong thời điểm kinh tế khó khăn, mức giá trở thành một kênh cạnh tranh quan trọng. Bên cạnh đó, ở các điểm đến du lịch, lưu trú với tình trạng ế ẩm kéo dài, nhiều DN cũng quay sang các dịch vụ trên mạng.
Giải pháp tối ưu thời bão giá
Từ đầu năm đến nay, hàng loạt DN công bố nâng cấp đầu tư hệ thống thanh toán từ xa, thậm chí cho khách hàng đặt chỗ thông qua web. Đơn cử như Công ty Du lịch Hòa Bình phát triển hệ thống bán vé lẻ du lịch trực tuyến trên web peacetour.com.vn. Theo DN này, với giao diện thân thiện, hệ thống bán tour này giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, ngồi tại nhà vẫn dễ dàng đăng ký mua tour, đặc biệt là còn tự chọn cho mình một chỗ ngồi phù hợp trên xe. Thậm chí Hòa Bình phát triển hệ thống cho khách hàng khảo sát điểm đến, đặt tour thông qua điện thoại di động.
Trước đó, đầu tư khá mạnh vào hệ thống web là Vietravel. DN này xây dựng chương trình E-tour với trang web là travel.com.vn, cho phép khách hàng khảo sát tour và giá cả, thông tin chi tiết về tour như ngày giờ khởi hành, lịch trình… Hay mới đây Fiditour cũng công bố là DN tiên phong ứng dụng thanh toán qua các ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến. Khách hàng trong nước và trên toàn cầu đặt tour trên trang web của Fiditour bằng nhiều ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật… Cụ thể, khách hàng sử dụng thẻ tín dụng nội địa có thể thanh toán thông qua Ngân lượng.vn và khách hàng ở ngoài Việt Nam hoặc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế có thể thanh toán qua Paypal.com. Đặc biệt, trong trường hợp khách hàng hủy tour vẫn có thể được hoàn lại tiền thông qua chức năng “hoàn lại” cùng với các điều kiện hủy tour của công ty.
Ngoài các DN lữ hành, khá nhiều điểm du lịch, resort, hotel… cũng bắt đầu đẩy mạnh sang kênh thanh toán, quảng bá online, nhất là trên các trang mua chung, mua nhóm để thu hút khách và phát triển thương hiệu.

 

Khách hàng sẽ được nhiều lợi ích hơn khi đặt tour từ xa. Ảnh: BÁ HUY
Khách hàng và DN đều có lợi
Nói về chương trình quảng bá online của resort Mỏm Đá Chim thông qua một kênh mua chung, ông Đỗ Tuấn Hùng Mạnh, Giám đốc điều hành Mỏm Đá Chim, cho biết các kênh online có thể giúp DN thu hút được lượng khách lớn. Đặc biệt là vào lúc thấp điểm, ít khách thì mức giá giảm vẫn có thể thu hút được lượng khách lớn, có lợi cho DN, tránh tình trạng phòng trống. Bên cạnh đó, có thể quảng bá được thương hiệu khu du lịch mà ít người biết đến.
Ông Nguyễn Hòa Bình, Tổng Giám đốc Công ty PeaceSoft, đơn vị vừa hợp tác với cổng thanh toán quốc tế Paypal, cho biết trong thời điểm kinh tế khó khăn thì chắc chắn các dịch vụ thanh toán online trong ngành du lịch sẽ phát triển mạnh. Khi đó khách hàng sẽ phải lựa chọn kỹ các tour và các điểm đến. Những trang web hay DN du lịch nào có hệ thống thanh toán tốt chắc chắn sẽ chiếm ưu thế.
98% người mua các sản phẩm du lịch ở Việt Nam thực hiện tìm kiếm online trước khi chọn tour, đạt từ 5 đến 7 triệu lượt/tháng.
(Theo thống kê của Google)

Cũng theo ông Bình, khảo sát sơ bộ hiện nay có đến 80% du khách trong nước lên kế hoạch du lịch thông qua online. Trước khi đi du lịch, du khách lên Internet để tìm kiếm thông tin, các điểm đến. Sau đó là tìm khách sạn nào rẻ nhất, chỗ nào vui nhất. Các dịch vụ thanh toán online trong tương lai sẽ chiếm trên 50% doanh số của các công ty du lịch. Ông Bình cho biết thêm, so với các ngành khác thì du lịch là một ngành dễ bán hàng nhất. Việc bán tour thì khách hàng không thể sờ vật chất và DN cũng không phải hao tốn chi phí đầu tư sản phẩm. Cho nên chắc chắn bán hàng từ xa sẽ giảm được giá thành các tour sản phẩm.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng đại diện Văn phòng phía Nam Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, cho biết việc hợp tác giữa các đơn vị thanh toán ngày càng có lợi cho DN. Đơn cử như sự hợp tác của ví điện tử Ngân lượng và PayPal. Khi đã có các cổng thanh toán phù hợp, với người tiêu dùng, cả người nước ngoài lẫn Việt kiều đều không cần phải suy nghĩ đắn đo về việc nhập thông tin thẻ tín dụng của mình để đăng ký phòng khách sạn hay tour du lịch ở Việt Nam khi đơn vị chấp nhận thanh toán thông qua ví PayPal và dĩ nhiên sẵn sàng mua sắm trên các website khác nữa.
Thế nhưng ngược lại, theo một DN du lịch nên có những quy định rõ ràng giữa DN và khách hàng. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng đặt tour ảo, DN giới thiệu các tour không đúng như quảng cáo. Bên cạnh đó là phải cẩn trọng với các vấn đề lừa đảo đang xuất hiện tràn lan trên thị trường như hiện nay.
BÁ HUY
Theo Pháp luật

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)