Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mở rộng vùng an toàn cho con

Tạp Chí Giáo Dục

Trong mi bưc phát trin, cha m khi m rng vùng an toàn cho con cn kèm theo s chun b phù hp. Con còn nh cn s bao bc, bo v nhưng khi ln cn đưc trang b nhng phm cht, năng lc đ phát trin thành nhng cá th đc lp.


Bà Tú Anh Nguyn (nhà sáng lp d án Happy Parenting) chia s cách to đng lc cho con vi nhiu ph huynh

Bà Tú Anh Nguyễn (nhà sáng lập dự án Happy Parenting) đã chia sẻ với nhiều phụ huynh điều này tại hội thảo “Dạy con kỳ công hơn kỳ vọng” do Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS tổ chức. Happy Parenting là dự án chia sẻ kiến thức và cung cấp các chương trình đào tạo cho các bậc cha mẹ theo khoa học, giúp phụ huynh tự tin nuôi dạy con bằng sự tôn trọng cùng tình yêu thương.

Tại chương trình, một phụ huynh thông qua chia sẻ câu chuyện của mình đặt vấn đề làm cách nào để trẻ chủ động học tập hoặc nhận thức được việc tự học thay vì học để đổi lấy… phần thưởng là một giờ chơi game trên điện thoại hay một món đồ yêu thích. Theo phụ huynh này, nếu việc học cứ quy về phần thưởng thì khó xây dựng tinh thần tự học ở con nhưng nếu quá “cứng” với con, không “treo thưởng” thì lại khó tạo động lực học ở trẻ.

Về vấn đề này, bà Tú Anh cho rằng, việc cấm tuyệt đối hoặc tách trẻ hoàn toàn một trò chơi không nguy hại nào đó không phải là giải pháp tốt. Thay vào đó, nên tạo điều kiện cho trẻ được chơi những trò con thích ở một mức độ bình thường. Chẳng hạn trong một tuần, cha mẹ nên cho con được chơi trò con thích ở một khuôn khổ thời lượng nhất định mà không phải “quy đổi” thành bao nhiêu giờ học. Điều này giúp trẻ không cảm thấy quá thèm khát hay quá mong muốn; khi đó, cha mẹ có thể thuận tiện xây dựng tinh thần tự học cho trẻ mà không cần trẻ phải cam kết làm điều gì cả.

Theo bà Tú Anh Nguyn, mi cá nhân s có nhng cách hc tp và tiếp cn thông tin khác nhau. Hc tp ch đng và hc tp b đng là 2 phong cách hc tp mà con tr cn đưc rèn luyn song song nhm phát trin toàn din.

Bà Tú Anh đưa ra thêm những thông tin nghiên cứu chuyên môn về những phong cách học tập ở con trẻ và cách ba mẹ xây dựng động lực học tập cho con; việc khai phá niềm vui học tập trong con, cha mẹ cần thấu hiểu gì. Bà Tú Anh nhận định, mỗi cá nhân sẽ có những cách học tập và tiếp cận thông tin khác nhau. Học tập chủ động và học tập bị động là 2 phong cách mà con trẻ cần được rèn luyện song song nhằm phát triển toàn diện. Tuy nhiên, đối với những trẻ quá nhỏ thì đầu tiên vẫn cần được lắng nghe và làm theo hướng dẫn từ người lớn, cha mẹ.

Để nuôi dạy con thành những “người học trọn đời”, bà Tú Anh chia sẻ góc nhìn dựa trên thang cấp độ tư duy Bloom, bao gồm 6 cấp độ học tập khác nhau, cụ thể là: Ghi nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Thang cấp độ này được sử dụng để xây dựng mục tiêu cho quá trình học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trước hết, trẻ cần ghi nhớ, nhắc lại được những kiến thức đã học. Tiếp đó, trẻ có thể nắm được ý nghĩa của thông tin, hiểu vấn đề để áp dụng kiến thức vào xử lý những tình huống trong cuộc sống. Cuối cùng, phân tích, đánh giá và sáng tạo là 3 cấp độ cao nhất để trẻ thấy được niềm vui trong học tập và nỗ lực trở thành những “người học trọn đời”.

Để trẻ yêu thích việc học, bà Tú Anh cho rằng, trước hết, ba mẹ cần đồng hành và giúp con hiểu được mục đích học tập để từ đó con có động lực cụ thể. “Nhiều ba mẹ chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng như điểm số hay thành tích học tập của con nhưng quên rằng học tập là một quá trình. Cha mẹ cần thay đổi bằng cách ghi nhận sự nỗ lực mỗi ngày của con, một lời khen khi con hoàn thành bài tập về nhà hoặc một lời động viên khi con cố gắng dọn dẹp bàn học ngăn nắp. Những lời khen dù nhỏ như vậy nhưng sẽ là động lực để con tiếp tục nỗ lực và phát triển lâu dài” – bà Tú Anh nhấn mạnh.

Mê Tâm

 

 

Bình luận (0)