Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Mỗi cá nhân là một “chiến binh môi trường”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Vì mt xã hi xanh, mt tương lai xanh… mà nhiu t chc, cá nhân, cơ quan đoàn th đã tích cc tham gia chương trình “Mt giây hành đng – Bo v môi trưng”, đc bit là s đng hành ca đi ngũ giáo viên và hc sinh.

Đi din các đơn v tham gia chương trình “Mt giây hành đng – Bo v môi trưng” chia s kết qu đt đưc sau thi gian trin khai thu gom v hp sa

Theo đánh giá của ông Huỳnh Đỗ Hải Bình (Tổng Giám đốc doanh nghiệp xã hội NHC) tại Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 chương trình “Một giây hành động – Bảo vệ môi trường”, tổ chức ngày 27-11 tại TP.HCM, khi tham gia chương trình, các trường học cũng như các tổ chức đoàn thể đã làm tốt công tác tập huấn, hướng dẫn và kiểm tra phân loại vỏ hộp sữa sau khi sử dụng; giúp chất lượng vỏ hộp thu gom đạt chuẩn tái chế thành các sản phẩm hữu dụng như giấy công nghiệp, tấm lợp, tấm phẳng sinh thái…, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. “Chúng tôi triển khai chương trình này ở các trường MN và tiểu học vì kỳ vọng vào một thế hệ trẻ sẽ phát triển tốt đẹp trong tương lai. Nếu hành động thu gom vỏ hộp sữa đã sử dụng và tái chế được duy trì thì khoảng 20 năm nữa sẽ trở thành thói quen, đó chính là món quà mà chúng tôi muốn gửi tới tương lai”, ông Bình cho biết.

Trin khai thu gom v hp sa ti 1.400 trưng hc

Ngày 27-11, Công ty CP Tetra Pak Việt Nam cùng doanh nghiệp xã hội NHC và Công ty Giấy Đồng Tiến Bình Dương tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 chương trình “Một giây hành động – Bảo vệ môi trường”. Theo thống kê, năm học 2018-2019, chương trình đã thí điểm thành công ở 30 trường MN tại các quận 1, 3, Phú Nhuận, Bình Thạnh… Trong giai đoạn 2, chương trình sẽ mở rộng phân loại, thu gom và tái chế vỏ hộp sữa tới hơn 600 trường MN và tiểu học. Ông Jeffrey Fielkow (Tổng Giám đốc Công ty CP Tetra Pak Việt Nam) chia sẻ: Kết quả ghi nhận tích cực nhất của chương trình thí điểm là học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về sự cần thiết của việc phân loại, thu gom và tái chế rác. Qua đó không chỉ các em mà giáo viên, phụ huynh và cộng đồng tích cực tham gia. Vỏ hộp giấy tuy chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng chất thải rắn tại Việt Nam nhưng chúng tôi cam kết tích cực phối hợp với các đối tác triển khai thu gom và tái chế nhằm đóng góp vào việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon tại Việt Nam”.

Được biết, Công ty Tetra Pak Việt Nam cũng đang triển khai chương trình này tại 800 trường học thuộc 18 quận/ huyện của TP.Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Anh Hồng (Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 7, Q.Phú Nhuận) cho biết trường tham gia chương trình “Một giây hành động – Bảo vệ môi trường” thu gom vỏ hộp sữa từ năm học 2018-2019. Qua hướng dẫn xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào hộp, làm đẹp, dán sticker lên miệng hộp…, các em học sinh thấy được đó là một sản phẩm có thể sử dụng nữa chứ không phải là rác. Không chỉ giáo viên và học sinh mà phụ huynh cũng nhiệt tình tham gia xử lý vỏ hộp sữa tại nhà rồi mang vào trường. Từ những hành động nhỏ đó, các em hiểu biết thêm nhiều điều về môi trường xung quanh, hiệu quả lớn là rác thải giảm đi và nhận thức được tăng lên. Tương tự, bà Võ Thị Cẩm (Bí thư Chi đoàn Trường MN Q.Tân Bình) đánh giá cao ý nghĩa của chương trình “Một giây hành động – Bảo vệ môi trường”, qua đó giúp nâng cao nhận thức của phụ huynh cũng như học sinh trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trường.  Trong khi đó, chị Ánh Hồng (nhân viên y tế Trường MN Tuệ Đức, Q.2) chia sẻ: Sau một thời gian trực tiếp tham gia thu gom vỏ hộp sữa cùng học sinh, chúng tôi thấy các em rất hào hứng. Để các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc thu gom, chúng tôi đã dành thời gian để hướng dẫn, giải thích cặn kẽ thế nào là rác tái chế và có thể sử dụng lại. “Mỗi người lớn phải có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất thì mới có thể tác động tích cực đến các em học sinh”, chị Ánh Hồng đúc kết. “Lớp học vui vẻ” là một trong những tổ chức thiện nguyện tích cực tham gia thu gom vỏ hộp sữa. Theo đó, các thành viên trong tổ chức chia nhau đến từng tầng của các chung cư để tuyên truyền, vận động và thu gom vỏ hộp sữa. Với hành động ý nghĩa này, “Lớp học vui vẻ” đã được ban tổ chức trao tặng danh hiệu Dũng sĩ môi trường.

Các thành viên “Lp hc vui v” đưc trao tng danh hiu Dũng sĩ môi trưng

Phát biểu tại hội nghị, bà Trần Thị Phương Hoa (Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM) cho rằng hành động bảo vệ môi trường không thuộc trách nhiệm của một cá nhân nào mà của cả cộng đồng. Thời gian qua, các doanh nghiệp, hội phụ nữ các cấp và trường học đã có những mô hình mới, chương trình dài hơi tác động tích cực đến toàn xã hội. Bà Hoa cam kết sẽ đồng hành đưa chương trình này đến từng chi hội phụ nữ, tuyên truyền, vận động hội viên cùng chung tay. Ở góc độ quản lý, bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh (Phó Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN-MT TP.HCM) đánh giá: “Các chương trình hành động về bảo vệ môi trường sẽ không thành công nếu không có sự đồng hành của xã hội. Các trường học đã có nhiều sáng kiến, giải pháp hay, cụ thể là phát triển mảng xanh, phân loại rác tại nguồn có tác động lớn đến ý thức, tình yêu môi trường đến giáo viên, học sinh và phụ huynh”.

Được biết, thời gian tới, Chi cục Bảo vệ môi trường tiếp tục phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai chương trình trường học xanh, trong đó xây dựng những tiêu chí cụ thể để giáo dục nâng cao nhận thức trong học sinh, tăng tỷ lệ thu gom chất thải tái chế tại trường học.

Bài, ảnh: T.Tri

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)