Hội nhậpThế giới 24h

Mối đe dọa sau dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tạp Chí Giáo Dục

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ 2,8% lên 3%, nhưng cảnh báo vẫn còn nhiều mối đe dọa lớn.
Trụ sở IMF ở Washington D.C, Mỹ
Trong báo cáo mới nhất ngày 25.7, IMF cho biết triển vọng kinh tế thế giới trong năm tới vẫn không thay đổi, nhưng cảnh báo rằng vẫn còn quá sớm để “thở phào nhẹ nhõm” khi nhiều thách thức vẫn đang gây khó khăn ở phía trước.
Ông Daniel Leigh, đại diện bộ phận Nghiên cứu Kinh tế Thế giới thuộc Ban Nghiên cứu của IMF, chia sẻ rằng đã có sự tăng trưởng khác biệt giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế đang phát triển.
“Các nền kinh tế tiên tiến là những nền kinh tế sẽ suy giảm. 93% các nước tiên tiến có tốc độ tăng trưởng trong năm này chậm hơn năm sau. Chúng ta đã chứng kiến mức tăng trưởng giảm từ 2,7% xuống còn 1,5% đối với các nền kinh tế tiên tiến. Một trong số đó, chẳng hạn như Đức, thậm chí còn có mức tăng trưởng âm” – ông Leigh nói.
Ông Leigh cũng cho biết thêm, các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển có mức tăng trưởng ổn định hơn, dự báo ở mức 4% trong năm tới.
Lạm phát và những thách thức
Ông Leigh nói rằng lạm phát toàn cầu đang hạ nhiệt nhanh hơn dự đoán, từ 8,7% trong năm 2022 xuống 6,8% trong năm 2023.
IMF đã điều chỉnh giảm nhẹ dự báo lạm phát, có tính Trung Quốc – quốc gia chiếm 1/5 nền kinh tế thế giới và có mức lạm phát thấp hơn dự đoán.
Chuyên gia IMF nhận định, lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm sau, nhưng sẽ chỉ tiến gần hơn đến mức dự định đặt ra vào năm 2025 hoặc 2026 và các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách tiền tệ cho đến khi lạm phát “trở lại mục tiêu một cách bền vững”.
“Đã có những trường hợp các ngân hàng trung ương ăn mừng quá sớm và sau đó sẽ khó khăn hơn nhiều khi chống lại lạm phát” – ông nói.
Một thách thức khác là Trung Quốc, quốc gia đang trên đà phục hồi trong năm 2023 sau khi chứng kiến mức tăng trưởng rất chậm của năm ngoái. Ông Leigh cũng nhận định lĩnh vực bất động sản của nước này “có rủi ro” và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia khác.
Nan giản vấn đề nợ
“Nợ là một vấn đề đáng lo ngại, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp. Tốc độ tăng trưởng thấp hơn và lãi suất cao hơn đồng nghĩa với việc một số quốc gia có thể sắp vỡ nợ hoặc đã lâm vào cảnh túng quẫn vì nợ nần” – ông Leigh nói. Nhưng giờ đây với tốc độ tăng trưởng chậm hơn và tỉ lệ lãi suất cao hơn, các công ty sẽ có rủi ro mất khả năng thanh toán.
Khu vực ngân hàng ở châu Á có vốn hóa dồi dào, vì vậy nếu chịu tổn thất từ những công ty đang trên bờ vực phá sản thì sẽ có khả năng bị ảnh hưởng theo.
Một vấn đề khác là tính bền vững của các khoản nợ đối với các quốc gia đã vay nợ.
Ông Leigh nói: “Họ nói về sự đóng góp cho nền kinh tế địa phương, để thúc đẩy khu vực tư nhân mà họ nhận được có thể mạnh mẽ hơn, và cuối cùng nói về rủi ro tín dụng đối với Trung Quốc do tham gia quá nhiều vào tài chính. Trong những tháng và năm tới, Sáng kiến Vành đai và Con đường có thể được hưởng lợi từ việc giải quyết một số mối quan ngại đó”.
PV (theo laodong)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)