Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Mỗi gia đình cần xây dựng một tủ sách

Tạp Chí Giáo Dục

Tr em ngày càng s dng quá nhiu thiết b công ngh. Mun con đc sách nhiu hơn, thói quen này phi đưc nuôi dưng t trong gia đình. Vic xây dng t sách gia đình là điu cn thiết vì không chng tr đến thói quen đc sách mà còn giáo dc k năng sng, góp phn xây dng gia đình văn hóa, hnh phúc.


Tọa đàm “Đọc thế nào và xây dựng tủ sách gia đình” tại Đường sách TP.HCM

Đó là chia sẻ của ông Lê Hoàng (Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam) tại tọa đàm “Đọc thế nào và xây dựng tủ sách gia đình” diễn ra mới đây tại Đường sách TP.HCM.

Giúp con phát trin toàn din

Ông Lê Hoàng khẳng định, sách đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như trong việc phát triển toàn diện cho trẻ em. Trẻ em có thể đọc sách ở nhà để góp phần hỗ trợ cho việc học ở nhà trường.

Ông đưa ra bảng thống kê thực trạng văn hóa đọc của Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019 với những con số “biết nói”. Trong khoảng thời gian này, số tựa sách tăng 30%, số bản in tăng 19% (từ 378 triệu bản lên 440 triệu bản), tỷ lệ sách trên đầu người tăng 12% (từ 4,1 đầu sách/người lên 4,6 đầu sách/người – kể cả sách giáo khoa), doanh thu xuất bản tăng 36%, số bản sách phát hành tăng 16%.

Mặc dù số bản in tăng nhưng số sách người Việt đọc đa phần là sách giáo khoa, ít sách văn học, chuyên ngành. Trong hàng trăm triệu bản sách được tiêu thụ, nếu trừ ra sách giáo khoa và chia lại cho tổng dân số Việt Nam, người Việt tiêu thụ khoảng 1,4 quyển sách/năm, một con số quá ít ỏi. Nếu 10 người Việt mà một người đọc 9 quyển thì những người còn lại có khi chẳng đọc quyển nào. “Văn hóa đọc sách của người Việt vẫn còn rất hạn chế, đồng thời đi đến kết luận rằng doanh thu ngành xuất bản và thị trường tiêu thụ sách quá nhỏ bé so với các thị trường hàng hóa khác trên cả nước”, ông Lê Hoàng khẳng định.


Phụ huynh đưa con đi mua sách

Theo các chuyên gia, việc xây dựng tủ sách gia đình cần thực hiện ngay. Bởi vì văn hóa đọc sách đã dần bị mai một mà thay vào đó là sự lạm dụng của các thiết bị, điện tử thông minh. Đồng thời, đây cũng là lúc người lớn giáo dục, xây dựng thói quen cho giới trẻ một thói quen tốt tránh việc lãng phí vào những chuyện vô bổ.

Một trong những giải pháp để khắc phục tình trạng này là việc xây dựng tủ sách gia đình. “Không gian văn hóa giải trí hiện hữu rõ trong từng gia đình. Ví dụ văn hóa nghe nhìn, chúng ta có ti vi; văn hóa ẩm thực có bàn ăn, tủ rượu; phòng nghe nhạc, phòng tập gym… Nhưng cũng có một văn hóa khác là văn hóa đọc, vừa để giải trí, vừa góp phần quan trọng cho vấn đề giáo dục. Thông qua sách, những người làm cha, mẹ giúp con mình được phát triển tri thức, hoàn thiện nhân cách, tâm hồn”, ông Lê Hoàng nói.

Là người quan tâm đến giáo dục và nghiên cứu giáo dục, tác giả Nguyễn Quốc Vương (người có hơn 70 đầu sách dịch và sách viết) cho rằng, mỗi gia đình ở Việt Nam, dù giàu hay nghèo, ở thành thị hay nông thôn, miền xuôi hay miền ngược, cần có một tủ sách hoặc thư viện. “Khi đó, nhà nhà có sách, người người đều đọc sách. Mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ trở thành gia đình đọc sách. Dân tộc Việt Nam sẽ trở thành dân tộc yêu sách và đọc sách”, tác giả Vương khẳng định.

Làm thế nào đ đt hiu qu?

Nhắc đến tủ sách, người ta thường nghĩ đến những tủ sách ở các thư viện, siêu thị, quán cà phê, đường sách… Tuy nhiên ở các gia đình ngoài những trang thiết bị phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày thì ít ai nghĩ đến việc xây dựng cho gia đình mình một tủ sách chung.

Theo ông Lê Hoàng, tủ sách gia đình có thể đặt tại phòng khách vị trí dễ nhìn, vừa có thể trang trí thêm phòng khách nhà mình đẹp hơn, vừa cho các thành viên của gia đình cần khi có nhu cầu. Đồng thời, có thể phổ biến rộng rãi mô hình cho các vị khách của mỗi gia đình khi đến chơi. Họ sẽ tìm hiểu và thực hiện xây dựng cho riêng gia đình mình một tủ sách, một thói quen. Từ đó, cả một phường (xã), một khu phố (thôn, xóm) mỗi gia đình đều có một tủ sách gia đình cho riêng nhà mình. “Ý tưởng tủ sách gia đình hiện nay cũng có ở một số gia đình, tuy nhiên chỉ ở các gia đình tri thức công nhân viên chức chứ không phổ biến rộng rãi trong các hộ gia đình. Vì vậy, ý tưởng tủ sách gia đình mới ở chỗ là sẽ thay đổi nguồn sách hàng tuần, hàng tháng tùy vào nhu cầu, sở thích của thành viên ở mỗi gia đình. Từ tủ sách gia đình, mỗi gia đình sẽ xây dựng tính kỷ luật, nền nếp văn hóa đọc sách, quy định ngày giờ và theo dõi việc đọc sách của các thành viên trong gia đình”, ông Lê Hoàng cho biết.


Trẻ có thói quen đọc sách từ sớm sẽ phát triển toàn diện

Về việc làm thế nào để xây dựng tủ sách hiệu quả cho con và gia đình, ông Lê Hoàng cho biết, hiện nay có rất nhiều sách dành cho trẻ em, đa dạng về cả nội dung, hình thức lẫn đề tài như văn học, hoạt hình, lịch sử… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các bậc phụ huynh khi chọn sách cho con là việc lựa chọn quyển sách phù hợp dành cho con. Nhiều bố mẹ không có nhiều thời gian để cùng các con lựa chọn cuốn sách phù hợp.

Để “gỡ rối” cho vấn đề trên, ông Lê Hoàng gợi ý, có thể dựa vào 3 yếu tố: chọn lựa sách cho các con là đọc để học (gắn với nội dung của Chương trình phổ thông tổng thể gồm 5 phẩm chất và 10 năng lực), đưa một cuốn sách phù hợp hấp dẫn với cấp độ đọc và đặc biệt là phụ huynh cần dành thời gian ở bên cạnh để lựa chọn và tạo dựng thói quen đọc sách cùng con.

Kiều Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)